Theo chuyên gia Võ Trí Thành, câu chuyện bất động sản rất quan trọng, cả góc độ phát triển kinh tế xã hội, cả vấn đề đảm bảo quyền lợi và nâng cao đời sống của người dân.
Bất động sản là câu chuyện dòng tiền rất lớn, quyện rất chặt với thị trường tài chính, hệ thống tài chính ngân hàng. Cho nên bên cạnh mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau phát triển lành mạnh giữa thị trường tài chính, ví dụ như thị trường tín dụng, thị trường vốn, thị trường cổ phiếu, trái phiếu, và có nguồn lực tốt phát triển thị trường bất động sản thì nó cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro.
“Vì vậy, cái khéo, cải giỏi của các quốc gia là làm sao thúc đẩy 2 thị trường này: Tài chính và bất động sản, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo kinh doanh nhưng tránh đổ vỡ, những điểm nghẽn, những khó khăn bản thân chúng tạo ra, đặc biệt là lĩnh vực tài chính, tiền tệ”, ông Thành nhận định.
Ông Võ Trí Thành cũng cho rằng, nếu chúng ta muốn nhìn cách xử lý thì phải nhìn tổng thể, tất cả chiều cạnh liên quan đến phát triển thị trường bất động sản.
Chúng ta đều biết câu chuyện đầu tiên là quy hoạch. Các nước đều cần quy hoạch một cách chuẩn chỉnh. Thứ hai là câu chuyện pháp lý. Việt Nam chúng ta có rất nhiều bộ luật liên quan trực tiếp vấn đề này: Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.
“Tôi nhấn mạnh thêm điểm quan trọng trong khung khổ pháp lý là quyền sở hữu, quyền tài sản. Khi nói quyền sở hữu mới chỉ nói đến người hay pháp nhân trực tiếp sở hữu bất động sản này, nhưng quyền tài sản rộng hơn bởi bất động sản liên quan đến giao dịch, đặc biệt là giao dịch tài chính, tiền tệ nên có quyền tài sản ít nhiều trong các giao dịch đối với tất cả các bên liên quan. Đó là vấn đề nhiều nước vấp phải. Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều câu chuyện cần phải cải thiện, hoàn thiện tiếp”, ông Thành nhấn mạnh.
Thứ ba, sự phát triển thị trường tài chính, trong đó với các nước Đông Á, thị trường vốn chưa thật phát triển như câu chuyện Việt Nam gần đây có sự bùng nổ thị trường trái phiếu, trái phiếu doanh nghiệp.
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng, muốn phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, còn rất rất nhiều việc phải làm trong trung và dài hạn.
"Bài học của Trung Quốc vừa qua là cần tháo gỡ khó khăn để dòng tín dụng tiếp tục vào các dự án đảm bảo một số điều kiện nhất định, không quá ngặt nghèo. Mặt khác, để cho các doanh nghiệp tiếp tục phát hành được trái phiếu, có thể là đảo nợ, có thể là triển khai dự án cho dòng tiền tiếp tục. Đồng thời, chuyển dịch chính sách để tập trung phát triển quan hệ cung cầu thật, như nhà ở thương mại giá phải chăng, hoặc là nhà ở công nhân, nhà ở xã hội”, chuyên gia Võ Trí Thành phân tích.
Trong giai đoạn khó khăn này, không phải chúng ta chỉ sửa, chỉnh. Vận hành trở lại thị trường rất quan trọng nhưng đồng thời cũng cần nhìn nhận tổng thể để có công cuộc cải cách với thị trường này, tái cấu trúc, cải tổ thị trường này từ cấp vĩ mô (cấp chính sách), cho đến cấp vi mô (cấp doanh nghiệp) để thị trường bật dậy..
Cũng theo chuyên gia Võ Trí Thành, tình hình thị trường bất động sản 2023 còn phụ thuộc vào việc tháo gỡ các khó khăn về pháp lý, thủ tục hành chính, tài chính tiền tệ (trái phiếu, tín dụng). Công tác điều hành tín dụng sẽ được điều chỉnh uyển chuyển, linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, đang có kiến nghị Chính phủ tung ra gói hỗ trợ 100.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; sửa đổi Nghị định 65 về trái phiếu doanh nghiệp. Thị trường hướng tới tái cấu trúc, tập trung vào nhóm nhà ở xã hội, nhà ở bình dân.
Ông cũng kỳ vọng niềm tin trên thị trường sẽ hồi phục, nhà đầu tư xuống tiền trở lại và những vấn đề về thanh khoản, áp lực thị trường sẽ cơ bản được xử lý trong 3 - 5 tháng đầu năm 2023. Tình hình thị trường sẽ thuận hơn từ nửa cuối năm.
Minh Vân
Thứ nhất, trong những quy định của pháp luật còn có những bất cập, chồng chéo, gây cản trở cho việc triển khai các dự án bất động sản.
Đó là khẳng định của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tại tọa đàm: "Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và triển vọng năm 2023" được tổ chức sáng nay (13/1).
Sau 7 năm thực hiện, HoREA nhận thấy quy định bảo lãnh bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế.
Kể từ năm 2018, thị trường căn hộ Hà Nội có sự chênh lệch lớn giữa giá bán sơ cấp và thứ cấp. Cụ thể, mỗi năm giá sơ cấp trung bình tăng 11%, trong khi giá thứ cấp tăng 5%. Đến nay, giá sơ cấp đã cao hơn giá thứ cấp 42% (tăng từ mức 14% trong năm 2018).
Theo DKRA, phân khúc căn hộ hạng A duy trì vị thế chủ đạo, căn hộ hạng C và nhà ở xã hội sẽ gia tăng đáng kể trong năm 2023. Mặt bằng giá bán sơ cấp khó có sự tăng giá đột biến trong năm 2023, trong khi giá bán thứ cấp tiếp tục đà giảm.
Chủ tịch VPCORP và HKT Group Nguyễn Nam Hiền cho rằng nhà nước chỉ nên tạo cơ chế hỗ trợ thông qua điều chỉnh chính sách, pháp luật, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản tự điều tiết chứ không nên dùng ngân sách để “giải cứu”.
2022 là một năm “kiên cường” của nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng đầy thách thức đối với thị trường bất động sản khi sức mua, thanh khoản giảm mạnh và dòng tiền bị tắc nghẽn. Năm 2023 được dự báo sẽ chứng kiến bước phục hồi mạnh mẽ hơn khi Trung Quốc chính thức mở cửa biên giới và nhiều công ty quốc tế lựa chọn gia nhập Hà Nội.
Theo chuyên gia Savills, “bóng ma” lãi suất cao sẽ kìm hãm lạm phát trên toàn thế giới. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu bất động sản nói chung sẽ có chiều hướng giảm và Việt Nam cũng không ngằm ngoài xu hướng đó.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), có một số quy định về chính sách nhà ở xã hội của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) chưa thật phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư của Đảng để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo “Bắt mạch thị trường bất động sản Việt Nam và dự báo 2023” nhằm tổng kết thị trường bất động sản 2022 và đưa ra những dự báo về thị trường bất động sản 2023 cùng các kiến nghị giải pháp giúp doanh nghiệp bất động sản có cơ hội hồi phục và phát triển.