Theo đó, phát biểu tại tọa đàm trên, ông Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Cen Group cho biết, hiện nay bức tranh thị trường bất động sản đang tăng giá một cách đột biến, đặc biệt là phân khúc chung cư ở Hà Nội.
Theo ông Hưng, nguyên nhân của việc này là sự điều chỉnh cần thiết khi thị trường bất động sản thời gian qua gặp nhiều khó khăn về nguồn cung, pháp lý và sự đổ vỡ của hệ thống tài chính đã làm cho các nhà đầu tư có sự khủng hoàng thừa về tiền.
Để dẫn chứng, ông cho biết, theo báo cáo tài chính quý I/2024 thì số tiền đang nằm trong các ngân hàng thương mại có khoảng 18 triệu tỷ đồng không thể giải ngân. Những người có nhu cầu rất cần tiền thì không có tài sản đảm bảo, nhưng những người có tài sản đảm bảo thì không có nhu cầu vay tiền. Từ đó, các ngân hàng thương mại phải hạ lãi suất xuống còn 5-6%, đây là điều chưa từng có trong lịch sử các năm qua.
Khi lãi suất giảm, việc đầu tư, khai thác vào bất động sản đã tạo ra một dòng tiền dương. Từ đó tiền cho thuê bất động sản có thể bù đắp cho tiền lãi đi vay ngân hàng. Thực tế hiện nay, nhiều người sẵn sàng mua chung cư để cho thuê, rồi lấy tiền cho thuê để đi thuê một căn villas khác cùng khu vực để ở. Điều đó cho thấy hiện nay bất động sản chung cư đang tạo ra một dòng tiền rất tốt.
Ông Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch Cen Group. (Ảnh: Cengroup)
Theo ông Hưng, bất động sản hiện đóng vai trò là một loại hàng hóa tiêu dùng. Vai trò thứ hai đó là tư liệu sản xuất đặc biệt (như đất nông nghiệp, đất công nghiệp, đất hạ tầng…). Vai trò thứ 3 là một kênh đầu tư (theo thống kê ở Singapore trên 70% bất động sản tạo ra dòng tiền, nhưng ở nước ta chỉ có 15%). Cuối cùng, tài sản bất động sản đóng vai trò là một phương tiện tích lũy tài sản.
“Hiện nay, thị trường không có nhiều sản phẩm thay thế được căn hộ chung cư. Có những sản phẩm có dòng tiền, có giá trị nhưng lại bế tắc thanh khoản; hay có những sản phẩm có đầy đủ pháp lý nhưng không có giá trị dòng tiền. Giá chung cư tăng tới thời điểm này đã tương đối cân bằng so với cung cầu và chắc chắn sẽ có những điều chỉnh, nhưng nếu nói về kỳ vọng giảm giá thì tôi nghĩ là không”, ông Hưng nhận định.
Đồng quan điểm, TS. Trần Xuân Lượng - Viện phó Viện Nghiên cứu và Đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam cho biết, từ trước đến nay, loại hình căn hộ chung cư người dân sử dụng với mục đích chủ yếu để ở, chỉ có khoảng 15% là để kinh doanh và cho thuê.
Do vậy, câu hỏi đặt ra là, tại sao thời gian vừa qua loại hình căn hộ chung cư lại tăng giá cao nhất trong 20 năm trở lại đây? Điều đó chứng tỏ hành vi của người mua đã thay đổi.
Hiện nay, chúng ta cần một căn hộ để ở, để kinh doanh, để tạo ra dòng tiền. Với các nhà đầu tư thông minh, có thể dễ dàng tính toán được bỏ ra tiền cho thuê sẽ tạo ra dòng tiền. Cùng với đó, thời hạn sở hữu căn hộ đã có sự thay đổi theo Luật Nhà ở 2023 sẽ có lợi cho người mua nhà.
“Chúng ta có thể thấy, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà đã thay đổi. Trước đây, người ta thường sợ chung cư, bởi nhiều lý do như: Pháp lý, sổ đỏ hay vấn đề phòng cháy chữa cháy…Nhưng hiện nay, văn hóa của người tiêu dùng cũng thay đổi, bởi tính tiện ích, vị trí thuận lợi của các căn hộ chung cư. Đây là phân khúc mới, rơi vào thời điểm phù hợp, đặc biệt là hành vi của người mua nhà thay đổi nên phân khúc này trở nên hấp dẫn”, ông Lượng nhận định./.
Khảo sát cho thấy, tại thời điểm này, các dự án chuẩn bị hoặc đã mở bán mới như: Lumi Hanoi, Regal Legend, CLD Maison… không chỉ cắt giảm bớt khuyến mại dành cho khách hàng mà tại một số dự án, chủ đầu tư còn nâng giá bán.
Tại TP.HCM, dự án Aurora Phú Mỹ Hưng của chủ đầu tư Phú Mỹ Hưng tại quận 7 sẽ mở bán trong quý II này với duy nhất 95 căn hộ. Eaton Park của chủ đầu tư Gamuda Land tại TP. Thủ Đức dự kiến cũng sẽ mở bán trong quý II năm nay với 1.980 căn hộ…
Việc các ngân hàng sẵn sàng đổ vốn vào thị trường bất động sản với mức lãi suất hấp dẫn tác động tích cực “kép" tới thị trường bất động sản, giúp thị trường phục hồi mạnh hơn khi vừa hỗ trợ nguồn vốn cho các chủ đầu tư phát triển dự án, vừa hỗ trợ nhu cầu vay mua nhà.
Người mua nhà với nhu cầu ở thực có thể chọn lựa nguồn cung tại những địa phương lân cận như Hưng Yên hay Bắc Ninh, vùng vành đai 3.5 hoặc vành đai 4, dựa vào sự phát triển cơ sở hạ tầng, theo chuyên gia.
Nguyên nhân của tình trạng mất thanh khoản chủ yếu do những tồn đọng chưa được giải quyết triệt để (như pháp lý dự án, tiến độ thi công…). Bên cạnh đó, lượng hàng tồn kho là sản phẩm cao cấp, giá trị lớn cũng khiến thanh khoản gặp khó.
Trước phản ánh của báo chí tại một số khu vực, dự án, khu nhà chung cư có căn hộ tăng giá với mức bất thường, có hiện tượng thổi giá, làm giá, đầu cơ, Bộ Xây dựng đã yêu cầu UBND TP. Hà Nội kiểm tra và có báo cáo trước ngày 20/4.
Nhiều khu vực ghi nhận lượng giao dịch đất nền tăng "đột biến", nhất là những lô đất đã tách thửa. Riêng vùng ven Hà Nội, gắn liền với khu công nghiệp có mức tăng giá 10-20%.
Khi xác định giá đất, có thể sẽ dẫn đến sự khác biệt giữa giá khởi điểm đưa ra và giá thị trường mà các nhà đầu tư có thể đấu giá được. Điều này dẫn đến khả năng cuộc đấu giá không thành công, do giá khởi điểm không hấp dẫn nhà đầu tư.
Các quy định mới liên quan đến việc mở bán và phát triển dự án khiến thời gian xây dựng dự án kéo dài, làm hạn chế nguồn cung sắp tới. Bên cạnh đó, phương pháp mới trong việc tính toán tiền sử dụng đất, khiến cho chi phí giải phóng mặt bằng cao hơn cũng dẫn đến sự hạn chế trong nguồn cung tương lai và sự gia tăng trong giá bán.
Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (Vars) cho thấy, giá các căn nhà ở riêng lẻ trong các ngõ sâu ở Hà Nội đang được giao dịch đã tăng từ 5-15% so với cuối năm ngoái.