Sau khi thông qua 4 luật sửa đổi - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Tổ chức tín dụng (sẽ có hiệu lực vào ngày 1/8/2024), Chính phủ đang soạn thảo một số nghị định hướng dẫn chi tiết đối với các luật sửa đổi trên. Các nghị định này dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 1/8/2024 nhằm đảm bảo sự đồng bộ trong thực hiện.
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Yuanta cho rằng, 2 trong số các nghị định nêu trên sẽ có tác động đáng kể đến nền kinh tế, một về mặt tích cực và một về mặt tiêu cực.
Về mặt tác động tích cực, Chính phủ đang soạn thảo một nghị định Quốc hội cho phép các nhà phát triển bất động sản sở hữu đất khu công nghiệp trong các khu vực được quy hoạch làm nhà ở, được phát triển các dự án khu dân cư. Đây là một nghị định quan trọng trong việc giải quyết các nút thắt hành chính mà nhiều chủ đầu tư đang phải đối mặt với sự chậm trễ kéo dài trong việc triển khai các dự án ở các thành phố trung tâm.
Điển hình, rà soát nhanh quỹ đất của các chủ đầu tư lớn cho thấy Vinhomes (VHM) có 2 dự án ở trung tâm Hà Nội, Tập đoàn Đất Xanh (DXG) có 4 dự án tại TP.HCM và Bình Dương, Tập đoàn Hà Đô (HDG) có 1 dự án tại TP.HCM và Novaland có 5-7 dự án tại TP.HCM đang đối mặt với vấn đề này.
Về tác động tiêu cực, theo Chứng khoán Yuanta, dự thảo nghị định về tiền sử dụng đất và tiền thuê đất, được quy định tại Điều 14 và Điều 36, quy định rằng, Chính phủ sẽ điều chỉnh lại tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất cho toàn bộ diện tích của dự án khi bản quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) được điều chỉnh theo yêu cầu của chủ đất hoặc Chính phủ. Đáng chú ý, quy định này sẽ áp dụng cho tất cả các dự án, bao gồm cả dự án nhà ở, khu công nghiệp và các dự án kinh doanh khác.
Yuanta cho biết, quan điểm của nhà lập pháp là nếu bản quy hoạch chi tiết được điều chỉnh, tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất sẽ được tính toán lại để phù hợp với hiệu quả sử dụng đất. Ví dụ, nếu một dự án được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng do Nhà nước đầu tư và nhà đầu tư yêu cầu điều chỉnh quy hoạch chi tiết để khai thác tốt hơn giá trị đất (ví dụ tăng mật độ xây dựng), tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất nên được tính toán lại cho phù hợp.
Yuanta tin rằng với việc đưa ra điều luật sửa đổi trên, các nhà lập pháp có thể nhằm mục đích hạn chế việc chủ đất đầu cơ, không sử dụng đất một cách hiệu quả và kiếm lời bằng cách để trống đất trong một thời gian dài thay vì xây dựng nhà máy hoặc nhà ở.
“Nhìn chung, các quy định đã được sửa đổi để thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản. Chính phủ đã sửa đổi 4 luật quan trọng để nhằm mục đích phân bổ hiệu quả nguồn tài nguyên đất. Do đó, không có nhà phát triển cụ thể nào được hưởng lợi trực tiếp từ những thay đổi trên, nhưng rõ ràng, những thay đổi này nhằm hỗ trợ các nhà phát triển có năng lực vận hành mạnh trong việc phát triển thị trường bất động sản trở nên chuyên nghiệp hơn”, chuyên gia của Yuanta nhận định.
Ngoài ra, Yuanta kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ chuyển sang giai đoạn phục hồi từ giữa năm 2025 trở đi với thanh khoản của thị trường gia tăng, nhưng giá cả sẽ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng số lượng giao dịch trong giai đoạn đầu của chu kỳ tăng này.
"Sức mạnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thập kỷ tới sẽ giúp cho giai đoạn suy thoái cho thị trường bất động sản sẽ ngắn hơn (tức 3 năm, 2022-2025) so với chu kỳ trước (5 năm, 2008-2013)", Công ty chứng khoán này nhận định./.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, giá bán căn hộ chung cư ở Hà Nội ghi nhận mức tăng vượt bậc với 58% so với kỳ gốc, hơn gấp đôi so với tỷ lệ tăng (27%) của thị trường TP.HCM. Tại Đà Nẵng, căn hộ chung cư cũng ghi nhận tăng trưởng về giá đạt 45%, cao hơn mức tăng trưởng của TP.HCM nhưng thấp hơn Hà Nội.
Kiến nghị trên được TS. Cấn Văn Lực đưa ra tại cuộc họp nghe báo cáo hoàn thiện dự thảo 2 nghị định: Quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản; quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì chiều qua (16/7).
PGS.TS Trần Kim Chung, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nêu ra 3 kịch bản đối với thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2024.
6 tháng đầu năm 2024, thị trường bất động sản Việt Nam có những biến chuyển tích cực. Đặc biệt, với việc các luật liên quan đến đất đai, bất động sản có hiệu lực sớm hơn 5 tháng, kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ chuyển trạng thái sớm hơn.
Trong quý II vừa qua, thị trường bất động sản Hà Nội không có nguồn cung mới căn hộ chung cư nào dưới 45 triệu đồng/m2. Hiện giá căn hộ sơ cấp trên thị trường đạt 65 triệu đồng/m2, tăng 10% theo quý và 24% theo năm.
2 lần được cho mở bán gần đây, dự án đều thu hút hàng nghìn người đến xếp hàng chờ “khớp căn hộ”. Đáng chú ý, trong lần mở bán mới đây nhất (7/7), nhiều môi giới cho biết chỉ có gần 900 căn ra hàng, sales không lấy được căn cho khách.
Trong giai đoạn 2022-2024, mặc dù không có nhiều dự án mới nhưng nhờ vào sự phát triển của hạ tầng và lợi tức cho thuê, đặc biệt là ở TP. Thủ Đức đã khiến giá một số dự án chạm ngưỡng 8.000-9.000 USD/m2, gấp 4,5 lần so với thời điểm năm 2014.
6 tháng đầu năm có khoảng hơn 253.000 giao dịch bất động sản thành công, bằng 110,26% so với 6 tháng cuối năm 2023, tập trung chủ yếu vào phân khúc đất nền.
Quý II vừa qua, thị trường đất nền các tỉnh phía Nam đón nhận 78 dự án (7 dự án mới) với hơn 6.500 nền đất được giới thiệu đến khách hàng. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 184 nền, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ.
Không chỉ ghi nhận phân khúc bất động sản tăng giá mạnh nhất 6 tháng đầu năm, khu vực phía Bắc còn là thị trường có kết quả bán hàng dẫn đầu và tốt nhất, vượt xa các thị trường còn lại.