Ảnh minh họa.
Theo số liệu tổng hợp từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong năm 2022, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng cộng 420 đợt, đạt giá trị xấp xỉ 244.565 tỷ đồng, chiếm 96% tổng giá trị phát hành, giảm 66% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng là 10.599 tỷ đồng, giảm 65% so với năm trước, chiếm khoảng 4% tổng giá trị phát hành.
Nhóm ngân hàng dẫn đầu về giá trị phát hành với tổng giá trị đạt 136.772 tỷ đồng, tương đương 53,6% tổng giá trị phát hành. Kỳ hạn phát hành bình quân của nhóm này là 5,47 năm, lãi suất phát hành trung bình là 5,48%/năm.
Theo sau là nhóm bất động sản với 51.979 tỷ đồng, chiếm khoảng 20,4%. So với cùng kỳ năm 2021 ghi nhận hơn 214.000 tỷ đồng, lượng trái phiếu do nhóm doanh nghiệp địa ốc phát hành sụt giảm gần 76%.
Cũng theo VBMA, trong năm 2022, các doanh nghiệp đã mua lại 210.830 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2021. Riêng trong tháng 12, tính đến thời điểm 30/12/2022, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn trong tháng là 39.542 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ tháng 12/2021.
Đề cập đến số lượng trái phiếu sẽ đáo hạn trong thời gian tới, VBMA cho biết, trong năm 2023, sẽ có khoảng 289.819 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn; trong đó, số lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn rơi vào khoảng hơn 119.000 tỷ đồng. Riêng tháng 1/2023, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn là gần 17.458 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở nhóm bất động sản và xây dựng.
Cụ thể, tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp bất động sản phải thanh toán 10.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, chiếm 60% giá trị trái phiếu doanh nghiệp đến hạn. Còn doanh nghiệp xây dựng phải thanh toán 5.900 tỷ đồng trái phiếu đến hạn, chiếm 34% giá trị TPDN đến hạn.
Theo thống kê, năm 2023-2024 được coi là đỉnh đáo hạn trái phiếu với khối lượng lên tới gần 700.000 tỷ đồng.
Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) hôm 16/1 đã ban hành Quyết định số 18/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Ston.
Vượt qua những thách thức của năm 2022, TNCons Vietnam đã linh hoạt thích nghi với những điều kiện mới, không ngừng làm mới mình, ứng dụng công nghệ, giảm thiểu lãng phí để tiếp tục tăng trưởng.
Cụ thể, số lượng trái phiếu mua lại là 250/500 trái phiếu với mệnh giá 1 tỷ đồng/ trái phiếu, tương đương với tổng khối lượng giá trị trái phiếu mua lại là 250 tỷ đồng.
Mới đây, Cục Thuế TP. Hà Nội Quyết định xử vi phạm hành chính về thuế đối với CTCP Hacisco (mã HAS – sàn HoSE).
Công ty CP Đông Tây Land là thương hiệu gắn liền với tên tuổi doanh nhân sinh năm 1982 Nguyễn Thái Bình. Tuy nhiên, "ông chủ" dự án Le Palmier Hồ Tràm có bức tranh tài chính không mấy khả quan trong nhiều năm liền.
KBC sắp nhận được 1.188 tỷ đồng cổ tức từ công ty con là KCN Sài Gòn – Hải Phòng (SHP). Với mức chi trả cổ tức cao kỷ lục trên (tương đương 330%), tình hình tài chính của doanh nghiệp này ra sao là điều nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Sengroup gây chú ý khi đăng ký quy mô vốn 500 tỷ đồng và phát triển siêu dự án Coconut Garden Island Resort. Tuy nhiên, doanh nghiệp này nhiều năm gánh lỗ và tổng tài sản chỉ vỏn vẹn 17,1 tỷ đồng trong 2021.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý để ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam từ chức sau khi ông này bị Thủ tướng kỷ luật Cảnh cáo...
Phấn đấu năm 2030 tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may và da giầy đạt 108 tỷ USD là một trong những mục tiêu đặt ra tại Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035…
Dù là chủ đầu tư nhiều dự án nổi bật nhưng công ty bất động sản Seaholdings lại có năm 2021 đi lùi khi lợi nhuận “bốc hơi” 94,3%, tổng tài sản giảm 9,8%.