Cushman & Wakefield vừa công bố báo cáo thị trường căn hộ Hà Nội quý 4/2022 với nhiều điểm đáng chú ý.
Theo báo cáo, trong quý 4/2022, thị trường căn hộ Hà Nội ghi nhận có 2.110 căn được mở bán, giảm 29% so với quý 3 và 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân của sự thâm hụt này là do Chính phủ kiểm tra chặt chẽ hơn việc phát hành trái phiếu và thắt chặt tín dụng dẫn đến cả người mua và nhà đầu tư đều ngần ngại đưa ra quyết định.
Tính chung năm 2022, khoảng 12.000 căn hộ đã được mở bán, tăng 15% so với năm 2021. Điều này chứng tỏ năm 2022 nguồn cung căn hộ của Hà Nội đã dần phục hồi sau tác hại của đại dịch Covid19 trong năm 2021.
Theo báo cáo, hai năm trở lại đây, việc xin cấp phép dần trở nên phức tạp hơn do các quy định chặt chẽ về thủ tục phê duyệt đầu tư đối với các dự án khu dân cư. Trong khi đó, huy động vốn bằng đòn bẩy tài chính gặp bế tắc khi các ngân hàng thương mại dành nhiều ưu ái cho lĩnh vực sản xuất hơn là bất động sản. Do đó, có gần 3.000 căn hộ được chào bán trong quý này, giảm 32% theo quý và 7% theo năm.
Trong quý 4/2022, doanh số bán mới của Hà Nội giảm xuống còn 2.394 căn, giảm gần 47,2% so với quý trước và 22,7% so với cùng kỳ năm 2021 do chính sách kiểm soát tín dụng và sự suy giảm triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2023.
Tuy nhiên, nhìn chung, lượng bán mới cả năm 2022 vẫn đạt được gần 15.000 căn, tăng 33% so với năm 2021 và gần 75% so với năm 2019, năm thành công nhất của thị trường căn hộ Hà Nội trong 5 năm trở lại đây.
Quý 4/2022, giá căn hộ trung bình của Hà Nội giảm nhẹ xuống còn 1.835 USD/m2, giảm khoảng 1% so với quý trước và 6% so với cùng kỳ năm 2021 do nguồn cung hạng sang giảm trong tổng các dự án sơ cấp, và các chính sách chiết khấu giá bán do các chủ đầu tư đưa ra để duy trì khả năng cạnh tranh.
Mặt khác, một số dự án nằm ở vị trí đắc địa có tình trạng thi công tốt hoặc bàn giao vẫn ghi nhận giá bán tăng nhẹ từ 1% - 3%.
Biểu đồ 2: Giá sơ cấp trung bình theo năm.
Nhờ khả năng kết nối hạ tầng với các quận nội thành được cải thiện , phía Tây và ngoại ô tiếp tục chiếm phần lớn nguồn cung mới.
Xu hướng dịch chuyển nơi ở tới các đô thị vệ tinh tại Hà Nội đã trở thành xu hướng tất yếu, bắt đầu từ phía Đông với thủ phủ công nghiệp lớn Hưng Yên và Bắc Ninh.
Các chủ đầu tư liên tiếp đưa ra nhiều ưu đãi hơn về mức chiết khấu cao, tiến độ thanh toán linh hoạt, cũng như các phần quà ưu đãi đặc biệt đi kèm.
Về phía người mua, thị trường hướng tới nhu cầu mua ở thực và các nhà đầu tư dài hạn, với nhu cầu lớn đối với căn hộ trung cấp. Các dự án có tiến độ thanh toán linh hoạt hơn, nằm trong khu đô thị phát triển, cơ sở vật chất và tiện nghi phong phú, sẽ thu hút nhiều sự chú ý của người mua hơn.
Nguồn cung tương lai dự kiến đạt khoảng 103.000 căn trong giai đoạn từ nay đến 2025. Các dự án Đông Anh Smart City, An Lạc Green Symphony và các căn còn lại chưa mở bán của Vinhomes Smart City, Vinhomes Ocean Park được kỳ vọng sẽ chiếm ưu thế lớn đối với nguồn cung dự kiến trong tương lai.
Về xu hướng thị trường trong thời gian tới, Cushman & Wakefield cho rằng, việc phát triển nhà ở xã hội sẽ được chú trọng để đáp ứng nhu cầu lớn của công nhân, người lao động, người có thu nhập thấp. Cụ thể, sẽ có 1.215 triệu m2 các dự án nhà ở xã hội của Hà Nội được cung cấp vào năm 2025.
Ngoài ra, phương thức thanh toán dễ dàng hơn, mức chiết khấu cao cho các khoản thanh toán nhanh (từ 9% đến 13%), hoặc các chương trinh ưu đãi hấp dẫn đã được đưa ra để nâng cao nhu cầu thị trường.
“Bãi đỗ xe trở thành một trong những yếu tố ra quyết định quan trọng. Các dự án có tỷ lệ đỗ xe cao có xu hướng thu hút nhiều khách hàng hơn”, Cushman nhận định.
Đ. Hoài
Trong quý 4/2022, thị trường ghi nhận có 2.110 căn hộ được mở bán, giảm 29% so với quý 3 và 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân của sự thâm hụt này là do Chính phủ kiểm tra chặt chẽ hơn việc phát hành trái phiếu và thắt chặt tín dụng dẫn đến cả người mua và nhà đầu tư đều ngần ngại đưa ra quyết định.
Trong năm 2023, Hà Nội sẽ tăng cường công tác kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng, thanh tra pháp luật về kinh doanh bất động sản…
Chuyên gia kinh tế TS Võ Trí Thành kỳ vọng niềm tin trên thị trường sẽ hồi phục, nhà đầu tư xuống tiền trở lại, tình hình thị trường sẽ thuận hơn từ nửa cuối năm 2023.
Thứ nhất, trong những quy định của pháp luật còn có những bất cập, chồng chéo, gây cản trở cho việc triển khai các dự án bất động sản.
Đó là khẳng định của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tại tọa đàm: "Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và triển vọng năm 2023" được tổ chức sáng nay (13/1).
Sau 7 năm thực hiện, HoREA nhận thấy quy định bảo lãnh bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế.
Kể từ năm 2018, thị trường căn hộ Hà Nội có sự chênh lệch lớn giữa giá bán sơ cấp và thứ cấp. Cụ thể, mỗi năm giá sơ cấp trung bình tăng 11%, trong khi giá thứ cấp tăng 5%. Đến nay, giá sơ cấp đã cao hơn giá thứ cấp 42% (tăng từ mức 14% trong năm 2018).
Theo DKRA, phân khúc căn hộ hạng A duy trì vị thế chủ đạo, căn hộ hạng C và nhà ở xã hội sẽ gia tăng đáng kể trong năm 2023. Mặt bằng giá bán sơ cấp khó có sự tăng giá đột biến trong năm 2023, trong khi giá bán thứ cấp tiếp tục đà giảm.
Chủ tịch VPCORP và HKT Group Nguyễn Nam Hiền cho rằng nhà nước chỉ nên tạo cơ chế hỗ trợ thông qua điều chỉnh chính sách, pháp luật, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản tự điều tiết chứ không nên dùng ngân sách để “giải cứu”.
2022 là một năm “kiên cường” của nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng đầy thách thức đối với thị trường bất động sản khi sức mua, thanh khoản giảm mạnh và dòng tiền bị tắc nghẽn. Năm 2023 được dự báo sẽ chứng kiến bước phục hồi mạnh mẽ hơn khi Trung Quốc chính thức mở cửa biên giới và nhiều công ty quốc tế lựa chọn gia nhập Hà Nội.