UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND về công tác thanh tra năm 2023. Trong đó, tập trung thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện, tập trung thanh tra các dự án đầu tư xây dựng; tăng cường kiểm tra, thanh tra pháp luật về kinh doanh bất động sản...
Kế hoạch nêu rõ, nội dung công tác thanh tra trong năm 2023 là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của sở, ngành, trong đó cần tập trung vào những nội dung quan trọng, lĩnh vực dư luận xã hội quan tâm.
Thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của Giám đốc sở và Chủ tịch UBND cấp huyện, tập trung vào những nơi có nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp, đơn thư tố cáo tiêu cực, tham nhũng, dư luận có nhiều ý kiến; kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; kiểm soát tài sản thu nhập.
Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện, tập trung thanh tra các dự án đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý và khai thác tài nguyên, khoáng sản; việc mua bán, chuyển nhượng, mua sắm tài sản công; việc quản lý và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; thanh tra pháp luật về kinh doanh bất động sản...; thanh tra chuyên đề việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng.
Giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật, phù hợp thực tế đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở, phấn đấu đạt tỉ lệ trên 85%; thực hiện tốt các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỉ lệ trên 90%.
Về công tác phòng, chống tham nhũng, tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng; tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các đơn vị thuộc UBND thành phố trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tập trung vào công tác kê khai tài sản, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn;
Thực hiện quy định về công khai, minh bạch trên các lĩnh vực như quy hoạch, sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, dự án đầu tư, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, quản lý, sử dụng tài sản công..; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng và chuyển cơ quan điều tra đối với các vụ việc có dấu hiệu tội phạm, tham nhũng.
Trước đó, vào giữa tháng 12, UBND TP. Hà Nội có văn bản 4189/UBND-SXD yêu cầu Sở Xây dựng theo dõi chặt chẽ, kịp thời, nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường bất động sản và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn, không để xảy ra tình trạng sốt giá…
Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai để các chủ đầu tư thực hiện các dự án bất động sản, dự án nhà ở mới nhằm tăng nguồn cung cho thị trường; đẩy mạnh thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở; có biện pháp quản lý, ngăn chặn việc chia tách, phân lô bán nền tại các khu vực chưa được phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng..
Sở Kế hoạch và Đầu tư công khai danh mục dự án, quỹ đất, quy trình thủ tục thực hiện dự án đầu tư phát triển nhà ở, bất động sản trên địa bàn để kêu gọi đầu tư; theo dõi và đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản,...
Thùy Chi
Chuyên gia kinh tế TS Võ Trí Thành kỳ vọng niềm tin trên thị trường sẽ hồi phục, nhà đầu tư xuống tiền trở lại, tình hình thị trường sẽ thuận hơn từ nửa cuối năm 2023.
Thứ nhất, trong những quy định của pháp luật còn có những bất cập, chồng chéo, gây cản trở cho việc triển khai các dự án bất động sản.
Đó là khẳng định của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tại tọa đàm: "Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và triển vọng năm 2023" được tổ chức sáng nay (13/1).
Sau 7 năm thực hiện, HoREA nhận thấy quy định bảo lãnh bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế.
Kể từ năm 2018, thị trường căn hộ Hà Nội có sự chênh lệch lớn giữa giá bán sơ cấp và thứ cấp. Cụ thể, mỗi năm giá sơ cấp trung bình tăng 11%, trong khi giá thứ cấp tăng 5%. Đến nay, giá sơ cấp đã cao hơn giá thứ cấp 42% (tăng từ mức 14% trong năm 2018).
Theo DKRA, phân khúc căn hộ hạng A duy trì vị thế chủ đạo, căn hộ hạng C và nhà ở xã hội sẽ gia tăng đáng kể trong năm 2023. Mặt bằng giá bán sơ cấp khó có sự tăng giá đột biến trong năm 2023, trong khi giá bán thứ cấp tiếp tục đà giảm.
Chủ tịch VPCORP và HKT Group Nguyễn Nam Hiền cho rằng nhà nước chỉ nên tạo cơ chế hỗ trợ thông qua điều chỉnh chính sách, pháp luật, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản tự điều tiết chứ không nên dùng ngân sách để “giải cứu”.
2022 là một năm “kiên cường” của nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng đầy thách thức đối với thị trường bất động sản khi sức mua, thanh khoản giảm mạnh và dòng tiền bị tắc nghẽn. Năm 2023 được dự báo sẽ chứng kiến bước phục hồi mạnh mẽ hơn khi Trung Quốc chính thức mở cửa biên giới và nhiều công ty quốc tế lựa chọn gia nhập Hà Nội.
Theo chuyên gia Savills, “bóng ma” lãi suất cao sẽ kìm hãm lạm phát trên toàn thế giới. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu bất động sản nói chung sẽ có chiều hướng giảm và Việt Nam cũng không ngằm ngoài xu hướng đó.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), có một số quy định về chính sách nhà ở xã hội của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) chưa thật phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư của Đảng để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi.