Ảnh minh hoạ.
Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) vừa ký quyết định phê duyệt mua lại trước hạn 1/2 lô trái phiếu HBCH2225001 phát hành vào đầu năm 2022.
Cụ thể, số lượng trái phiếu mua lại là 250/500 trái phiếu với mệnh giá 1 tỷ đồng/ trái phiếu, tương đương với tổng khối lượng giá trị trái phiếu mua lại là 250 tỷ đồng.
Đây là lô 500 trái phiếu được phát hành vào 27/01/2022 và có ngày đáo hạn là 27/01/2025. Thời gian dự kiến mua lại là ngày 17/01/2023.
Đáng chú ý, diễn biến này diễn ra khi “nội chiến tranh giành quyền lực” ở Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình ngày một căng thẳng và chưa có hồi kết.
Trước đó, ngày 31/12/2022, HĐQT HBC đã bất ngờ công bố Nghị quyết, thông qua việc hoãn thi hành đơn xin từ nhiệm (được ký ngày 12/12/2022) chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Lê Viết Hải kể từ ngày 1/1/2023; cũng như hoãn thi hành đơn từ nhiệm của ông Lê Viết Hải xin rút khỏi tư cách thành viên HĐQT.
Đồng thời, HBC hoãn thi hành việc thành lập Hội đồng Sáng lập Tập đoàn theo Nghị quyết số 50/2022/NQ-HĐQT.HBC ngày 14/12/2022. Nghị quyết cũng thông qua hoãn thi hành việc bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc cho ông Lê Viết Hiếu; hoãn thi hành việc bầu ông Nguyễn Công Phú vào chức vụ Chủ tịch HĐQT theo Nghị quyết số 51/2022/NQ-HĐQT.HBC ngày 14/12/2022.
Đáng chú ý là trước đó khoảng nửa tháng, ngày 14/12/2022, HBC đã công bố thông tin về việc chấp thuận đơn xin từ nhiệm của ông Lê Viết Hải và giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Sáng lập từ ngày 1/1/2023. Đồng thời, bổ nhiệm ông Nguyễn Công Phú – Thành viên HĐQT độc lập làm Chủ tịch HĐQT từ ngày 1/1/2023.
“Sự phối hợp giữa ông Lê Viết Hải trong vai trò Chủ tịch Hội đồng Sáng lập và Tiến sĩ Nguyễn Công Phú trong vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị sẽ tập trung sức mạnh và trở thành bệ đỡ hậu thuẫn cho thế hệ trẻ kế thừa của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình phát huy năng lực và đưa Hòa Bình chuyển mình sang giai đoạn mới, phát triển mạnh mẽ và bền vững”, thông cáo báo chí phát đi vào ngày 14/12 của HBC từng cho biết.
Tới ngày 1/1/2023, các thành viên Hội đồng quản trị độc lập Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình gồm ông Nguyễn Công Phú, ông Lê Quốc Duy, ông Dương Văn Hùng và ông Albert Antoine đã phát đi một thông cáo báo chí cho biết, các thông cáo của ông Lê Viết Hải với báo chí không những không có cơ sở pháp lý mà còn sai sự thật vì ông Hải không thể tiến hành được cuộc họp HĐQT theo quy định, cũng như có đủ đa số phiếu trong HĐQT để có thể hoãn quyết định được đưa ra trong cuộc họp ngày 13/12/2022.
“Chúng tôi đã thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Việt Nam (SSC) và các cơ quan tư pháp liên quan về tất cả các động thái vi phạm quy chế, quy định của ông Lê Viết Hải trong những ngày vừa qua. Chúng tôi sẽ tiếp tục có những hành động thích hợp để đảm bảo các quyết định của HĐQT trong cuộc họp ngày 13/12/2022 được tuân thủ thực hiện đầy đủ và đúng pháp luật.
Vì lợi ích chung tối cao của Tập đoàn do chính ông Lê Viết Hải sáng lập, chúng tôi đề nghị ông Hải không được phép thực hiện bất kỳ hành động nào mang tính cản trở việc kế nhiệm của Chủ tịch HĐQT được bầu Nguyễn Công Phú. Do sự điều hành yếu kém của ông Lê Viết Hải trong nhiều năm, tập đoàn giờ đang đối diện với muôn vàn khó khăn, trong đó có vấn đề tài chính. Việc HĐQT thông qua quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Công Phú làm người đứng đầu Tập đoàn nhằm mục tiêu duy nhất – khắc phục tình trạng khó khăn và thực hiện những cải cách tất yếu để đảm bảo sự phát triển của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình trong tương lai.
Vì vậy, ông Nguyễn Công Phú là Chủ tịch hợp pháp của Tập đoàn Hòa Bình kể từ hôm nay, 01/01/2023”, thông cáo của nhóm thành viên HĐQT độc lập viết.
Đ. Hoài
Mới đây, Cục Thuế TP. Hà Nội Quyết định xử vi phạm hành chính về thuế đối với CTCP Hacisco (mã HAS – sàn HoSE).
Công ty CP Đông Tây Land là thương hiệu gắn liền với tên tuổi doanh nhân sinh năm 1982 Nguyễn Thái Bình. Tuy nhiên, "ông chủ" dự án Le Palmier Hồ Tràm có bức tranh tài chính không mấy khả quan trong nhiều năm liền.
KBC sắp nhận được 1.188 tỷ đồng cổ tức từ công ty con là KCN Sài Gòn – Hải Phòng (SHP). Với mức chi trả cổ tức cao kỷ lục trên (tương đương 330%), tình hình tài chính của doanh nghiệp này ra sao là điều nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Sengroup gây chú ý khi đăng ký quy mô vốn 500 tỷ đồng và phát triển siêu dự án Coconut Garden Island Resort. Tuy nhiên, doanh nghiệp này nhiều năm gánh lỗ và tổng tài sản chỉ vỏn vẹn 17,1 tỷ đồng trong 2021.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý để ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam từ chức sau khi ông này bị Thủ tướng kỷ luật Cảnh cáo...
Phấn đấu năm 2030 tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may và da giầy đạt 108 tỷ USD là một trong những mục tiêu đặt ra tại Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035…
Dù là chủ đầu tư nhiều dự án nổi bật nhưng công ty bất động sản Seaholdings lại có năm 2021 đi lùi khi lợi nhuận “bốc hơi” 94,3%, tổng tài sản giảm 9,8%.
Đại diện của VCCI cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không được khả quan trong tháng cuối năm 2022 và dự báo sẽ kéo dài đến ít nhất hết quý 1/2023.
CTCP Tập đoàn Gelex (HOSE: GEX) vừa thông báo đã mua lại 200 tỷ đồng trong số 1.000 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của lô GEXH2124002.
Dù nhiều doanh nghiệp khó khăn cuối năm, nhưng vẫn có doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng thưởng Tết Nguyên đán Quỹ Mão 2023 với số tiền khủng đến hơn 1 tỷ đồng.