Ảnh minh họa.
Mới đây, Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc (KBC) thông báo về việc nhận cổ tức bằng tiền mặt từ bên liên quan là Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn - Hải Phòng (SHP) với số tiền là 1.188 tỷ đồng (tương đương tỷ lệ cổ tức 330%). Cho đến thời điểm này, mức trả cổ tức của SHP được xem là kỷ lục trên thị trường.
Hiện tại, KBC đang sở hữu 86,54% vốn SHP, tương ứng 3,6 triệu cổ phiếu.
Năm 2021: Lợi nhuận sụt giảm
KCN Sài Gòn - Hải Phòng (SHP) thành lập năm 2006. Khu công nghiệp Tràng Duệ là một trong những thương hiệu nổi tiếng của SHP. Chỉ trong vòng hơn 5 năm hoạt động, SHP đã thành công thu hút đầu tư lấp đầy 100% đất thương phẩm giai đoạn I với dự án LG Electronics cùng hàng loạt dự án vệ tinh khác.
Năm 2020 và 2021 là khoảng thời gian đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế lao đao. Bất động sản khu công nghiệp là một trong số ít ngành nghề có nhiều lợi ích giữa “tâm bão”. Cùng với việc Việt Nam kiểm soát tốt dịch Covid-19 và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam đã trở thành điểm đến của các công ty đa quốc gia.
Kết quả là cổ phiếu khu công nghiệp, trong đó có KBC và ITA, những mã liên quan đến ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị KBC tăng phi mã.
Có trong tay nhiều dự án lớn, ở vị trí đắc địa, SHP được tin là có bước tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, SHP chứng kiến lợi nhuận đi lùi trong năm 2021.
Theo BCTC riêng lẻ, năm 2021, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của SHP đạt 697 tỷ đồng, tăng 279 tỷ đồng, tương đương 66,7% so với năm 2020. Nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 44 tỷ đồng, tương đương 27,8% xuống 114 tỷ đồng.
Nguyên nhân là do chi phí đồng loạt tăng mạnh. Chi phí tài chính tăng từ 13,4 tỷ đồng lên 42 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng từ 18 tỷ đồng lên 36,5 tỷ đồng. Biến động mạnh nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp. Chỉ tiêu này tăng 51,4 tỷ đồng, lên 101 tỷ đồng.
Tại ngày 31/12/2021, tiền và các khoản tương đương tiền của SHP tăng mạnh từ 67,4 tỷ đồng lên 227 tỷ đồng, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng từ 108 tỷ đồng lên 148 tỷ đồng.
Số tiền này chỉ chiếm một phần nhỏ trong 1.188 tỷ đồng cổ tức SHP chuẩn bị chi trả cho công ty mẹ Kinh Bắc tới đây. Nếu so sánh, con số 1.188 tỷ đồng cao gấp 1,4 lần vốn chủ sở hữu của SHP trong năm 2021.
Câu hỏi ở đây là, SHP đã kinh doanh vượt trội ra sao trong năm 2022 để đủ tiền chi trả mức cổ tức cao kỷ lục như trên cho công ty mẹ là KBC?
Cần nói thêm, vào hồi đầu năm 2021, KBC đã huy động thành công 400 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ để cho các công ty con vay. Hai công ty đó bao gồm: Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang và SHP. Mục đích của khoản vay là tăng quy mô vốn hoạt động và/hoặc giải phóng mặt bằng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các dự án mà công ty con đang triển khai. Tài sản đảm bảo ban đầu là 700.000 cổ phần phổ thông của SHP và 600.000 cổ phần phổ thông của Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang.
Khả năng thanh toán yếu trong ngắn hạn
Trong năm 2021, bức tranh tài chính của SHP bộc lộ một số vấn đề về khả năng thanh toán trong ngắn hạn.
Cụ thể, tại ngày 31/12/2021, nợ phải trả tại SHP đạt 5.845,6 tỷ đồng, tăng 1.381 tỷ đồng, tương đương 30,9% so với năm 2020, cao gấp 6,9 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 87,4% tổng nguồn vốn.
Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm ưu thế. Vay và nợ tài chính ngắn hạn lên đến 4.805,5 tỷ đồng, chiếm 82,2% tổng nợ phải trả và chiếm 71,8% tổng nguồn vốn.
Thế nhưng, tài sản ngắn hạn của SHP chỉ là 4.026 tỷ đồng. Như vậy, Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn) chỉ là 0,84.
Theo lý thuyết kế toán, hệ số này nhỏ hơn 1 thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn.
P.V
Sengroup gây chú ý khi đăng ký quy mô vốn 500 tỷ đồng và phát triển siêu dự án Coconut Garden Island Resort. Tuy nhiên, doanh nghiệp này nhiều năm gánh lỗ và tổng tài sản chỉ vỏn vẹn 17,1 tỷ đồng trong 2021.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý để ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam từ chức sau khi ông này bị Thủ tướng kỷ luật Cảnh cáo...
Phấn đấu năm 2030 tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may và da giầy đạt 108 tỷ USD là một trong những mục tiêu đặt ra tại Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035…
Dù là chủ đầu tư nhiều dự án nổi bật nhưng công ty bất động sản Seaholdings lại có năm 2021 đi lùi khi lợi nhuận “bốc hơi” 94,3%, tổng tài sản giảm 9,8%.
Đại diện của VCCI cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không được khả quan trong tháng cuối năm 2022 và dự báo sẽ kéo dài đến ít nhất hết quý 1/2023.
CTCP Tập đoàn Gelex (HOSE: GEX) vừa thông báo đã mua lại 200 tỷ đồng trong số 1.000 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của lô GEXH2124002.
Dù nhiều doanh nghiệp khó khăn cuối năm, nhưng vẫn có doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng thưởng Tết Nguyên đán Quỹ Mão 2023 với số tiền khủng đến hơn 1 tỷ đồng.
Cán mốc 100.000 tỷ đồng trong năm 2022, đây là năm có doanh thu cao nhất của Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) kể từ khi thành lập đến nay.
Vinatex vừa công bố kết quả kinh doanh khả quan, theo đó lợi nhuận hợp nhất ước đạt 1.090 tỷ đồng, vượt 14,6% kế hoạch.
Ngày 20/12/2022, Tepco Renewable Power Singapore thực hiện giao dịch thỏa thuận mua 26,6 triệu cổ phiếu VPD của CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam (VNPD) ở giá 29.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị 785 tỷ đồng.