Ông Mạc Đình Minh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, thành phố đang chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, các quận, huyện đẩy nhanh công tác quy hoạch để có cơ sở xác định hệ số K (hệ số bồi thường), lựa chọn chủ đầu tư…
Theo lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội, xác định hệ số K và tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư là 2 nội dung rất quan trọng trong quá trình thực hiện đề án cải tạo chung cư cũ của thành phố Hà Nội.
Ông Mạc Đình Minh cho biết, từ đầu năm 2023, theo chỉ đạo UBND thành phố Hà Nội, Sở đã xây dựng xong phương pháp cụ thể, chi tiết để xác định hệ số K. Đồng thời các quận, huyện có nhà chung cư cũ trên địa bàn được hướng dẫn phương pháp xác định hệ số K. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện rất khó khăn vì mỗi một nhà chung cư cũ có một vị trí khác nhau, quy hoạch, mật độ dân số khác nhau.
Hiện nay, Ban chỉ đạo cải tạo nhà chung cư cũ thống nhất việc uỷ quyền, phân cấp cho quận, huyện có chung cư cũ trực tiếp xác định theo hướng dẫn của Sở Xây dựng để tính hệ số K sát nhất.
Trên cơ sở bảo đảm 3 tiêu chí hiệu quả cho chủ đầu tư, bảo đảm quyền lợi cho người dân và khang trang đô thị cho Thành phố. Sở Xây dựng đã có hướng dẫn báo cáo Thành phố hiện đang trong quá trình dự thảo văn bản để uỷ quyền cho các quận, huyện để triển khai trong năm 2024. Trách nhiệm của Sở sẽ vào cuộc để giám sát việc xác định hệ số K chính xác, hiệu quả lúc đó công tác cải tạo chung cư cũ mới được triển khai đồng bộ.
Đối với chủ đầu tư, Sở Xây dựng chủ trì cùng các sở ngành để xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư (liên quan đến tài chính, kinh nghiệm và rất nhiều yếu tố). Dự thảo hướng dẫn tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư mới được Thành phố chấp thuận. Trong đó, khâu xác định tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư do chính quyền địa phương quận, huyện tổ chức thực hiện để sát thực tế (quy mô, nhu cầu khi sảo sát người dân).
Công tác chỉnh trang, tái thiết đô thị là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội đề ra trong nhiệm kỳ 2021 - 2026, trong đó có nội dung liên quan đến cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư - tập thể cũ.
Tính đến hết năm 2023, toàn TP. Hà Nội hoàn thành cải tạo, xây dựng lại được 19 khu tập thể - nhà chung cư cũ. Trong đó, rất nhiều khu nhà mặc dù TP. Hà Nội đã có quyết định chấp thuận chọn chủ đầu tư và phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, nhưng nhiều năm qua vẫn không thể triển khai thực hiện, có thể kể đến như: dự án Nhà A & B Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy); khu tập thể Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng); khu tập thể X1-26 Liễu Giai (quận Đống Đa); khu tập thể Dịch vụ vận tải Đường sắt (quận Hoàng Mai); nhà chung cư số 148 - 150 Sơn Tây (quận Ba Đình); khu tập thể Viện tư liệu phim Việt Nam 22 phố Liễu Giai (quận Đống Đa); nhà chung cư 23 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm)...
Theo đánh giá, một trong những vướng mắc nhất làm chậm tiến độ triển khai là vấn đề liên quan đến công tác bồi thường. Trước năm 2021, căn cứ theo Nghị định 101/2015/NĐ-CP, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư với người sở hữu nhà dẫn đến việc 2 bên gần như không tìm được tiếng nói chung; Nghị định 61/2021/NĐ-CP sửa đổi và thay thế Nghị định 101/2015/NĐ-CP, đã khắc phục hạn chế này bằng quy định cụ thể hệ số bồi thường linh hoạt từ 1 – 2 lần dành cho những người có nhu cầu tái định cư tại chỗ.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Mạc Đình Minh cho hay, Sở Xây dựng đã phê duyệt nhiệm vụ kiểm định đối với 1.022 khu nhà tập thể - chung cư cũ trên địa bàn TP. Hà Nội, trong đó Sở trực tiếp kiểm định và giao nhiệm vụ cho các quận, huyện để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Qua thực tế cho thấy, nguyên nhân xảy ra tình trạng chậm triển khai cải tạo, xây dựng lại chung cư – nhà tập thể cũ liên quan đến công tác quy hoạch (chiều cao công trình, diện tích xây dựng...), hệ số K và việc lựa chọn chủ đầu tư.
Câu chuyện về hệ số bồi thường là vấn đề vô cùng nan giải. Trước thực trạng đó, Chủ tịch UBND TP, Hà Nội Trần Sỹ Thanh – Trưởng ban chỉ đạo triển khai đề án, kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn, đã yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện nơi có nhà chung cư cũ cần khẩn trương, chủ động áp dụng mọi biện pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Giao Sở Xây dựng chủ trì nghiên cứu, tham mưu, dự thảo, báo cáo UBND TP. Hà Nội quy định về hệ số K (hệ số khung) bồi thường khi cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ làm căn cứ để các quận, huyện, nhà đầu tư chủ động thỏa thuận, thống nhất với người dân.
Công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư, nhà tập thể cũ, ngoài sự quan tâm đặc biệt từ Nhà nước, người dân; cộng đồng doanh nghiệp cũng đang rất tích cực tham gia. Trên địa bàn TP. Hà Nội hiện đang có hơn 100 nhà đầu tư quan tâm đến Đề án cải tạo chung cư cũ của thành phố. Tuy nhên, thực tế triển khai vẫn chưa được như kỳ vọng, kết quả đạt được thấp hơn so với mục tiêu đặt ra, vì vậy nhiều chuyên gia cho rằng, để công tác này được triển khai nhanh hơn thì Nhà nước cần phải có những cơ chế riêng cho Thủ đô.
Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay trên địa bàn TP. Hà Nội có khoảng 1.579 khu nhà tập thể - chung cư cũ được xây dựng giai đoạn 1960 – 1992, hầu hết đều đã trong tình trạng xuống cấp, đặc biệt một số khu nhà không còn đáp ứng được điều kiện để tiếp tục sử dụng, hạng mục kỹ thuật bị hư hỏng nặng (nguy hiểm thuộc mức độ D – cấp độ nguy hiểm nhất).
Khu đất A9 có đến 3 mặt tiền đường gồm Võ Văn Kiệt - Ngô Quyền - Phạm Quang Ảnh. Khu đất được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 vào tháng 7/2020, chiều cao tối đa 30 tầng.
Theo ghi nhận, mặc dù lượng khách hàng quan tâm tìm kiếm, hỏi mua các sản phẩm bất động sản đang có chiều hướng tăng tích cực hơn hẳn so với cùng kỳ 2023 nhưng đa số khách hàng vẫn chưa quyết định xuống tiền, đang trong tâm thế thăm dò trước Tết, và cân nhắc mua hàng sau Tết âm lịch.
Theo UBND huyện Đức Trọng, ngày 21/12/2023, nhà đầu tư đã nộp 10 tỷ đồng tiền ứng trước phục vụ cho công tác kiểm đếm, đo đạc, lập phương bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Việc bàn giao các sản phẩm tại NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram, Aqua City, Palm City, Lakeview City, Saigon Royal… đã giúp Novaland ghi nhận doanh thu hơn 4.000 tỷ đồng trong năm 2023.
Hiện nay, chủ đầu tư đang phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thiện nội dung đồ án quy hoạch để trình UBND tỉnh theo quy định. Tuy nhiên, đồ án Quy hoạch chung đô thị Liên Nghĩa (mở rộng) chưa được phê duyệt nên quy hoạch phân khu Khu đô thị Liên Khương - Prenn chưa có cơ sở xem xét, phê duyệt.
Dự án có quy mô xây dựng gồm: công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; công trình nhà ở (trong đó xây thô, hoàn thiện mặt tiền 364 căn nhà ở thấp tầng và nhà ở chung cư cao 25 tầng)...
Dự án gồm khu thương mại dịch vụ có diện tích đất 1.963,10 m2, cao 3 tầng; khu nhà ở thấp tầng có tổng diện tích 40.618,2 m2, tổng số 315 lô đất, cao 4 tầng…
Ngày 28/1 vừa qua tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã diễn ra lễ ra mắt Trung tâm dịch vụ Golden Hill Center, công trình trung tâm của dự án Flamingo Golden Hill - thành phố thương mại - giải trí – du lịch – nghỉ dưỡng bốn mùa đầu tiên tại Hà Nam.
Nhiều khu đô thị, dự án nhà ở xã hội, khu dân cư thương mại có tổng mức đầu tư lên tới cả chục nghìn tỷ đồng tiếp tục được các nhà đầu tư đề xuất, đăng ký thực hiện tại nhiều tỉnh, thành.
Đầu tháng 11/2023, một doanh nghiệp đến từ Singapore đã công bố dự án căn hộ cao cấp tại phía Tây của Hà Nội. Tổng giá trị phát triển dự án dự kiến khoảng hơn 1 tỷ đô la Singapore (18.000 tỷ đồng). Với tổng diện tích khu đất gần 5,6 ha, dự án dự kiến khởi công vào quý 1/2024.