Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến đường Vành đai 3,5 là tuyến đường kết nối khu vực phía Bắc sông Hồng và Nam sông Hồng, nhiều phân khu đô thị và khu dân cư thuộc các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, huyện Thanh Trì và Hoài Đức..., tạo thành vành đai phía Tây Thủ đô.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 3,5 (đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 32) có tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, do BQL dự án đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức (Hà Nội) làm chủ đầu tư.
Theo thiết kế, dự án có chiều dài 5,6 km, tốc độ tối đa 80 km/h, quy mô mặt cắt ngang 60 m. Sau khi hoàn thiện, dự án được kỳ vọng sẽ giảm bớt gánh nặng giao thông cho đường Vành đai 3 và góp phần làm thay đổi diện mạo của khu vực phía Tây Thủ đô.
Sau gần 6 năm triển khai, đoạn 1 của dự án đã hoàn thiện 95% khối lượng; đoạn 2 hiện đã hoàn thiện 60% khối lượng. Trong đó, giai đoạn 1 của dự án đường vành đai 3,5 đã cơ bản hoàn thành và đang triển khai lắp hệ thống đèn chiếu sáng và cống thoát nước.
Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 10/2017, nhưng đến nay tiến độ triển khai dự án còn chậm bởi gặp vướng mắc trong khai quật di dời 6.000 m2 nửa phía Tây di chỉ Vườn Chuối; còn 2 ngôi mộ tổ trong phạm vi dự án chưa được người dân đồng thuận di dời và đang trong quá trình triển khai thi công hạ ngầm đường điện 220KV để có mặt bằng thực hiện dự án.
Theo quan sát của PV Chất lượng và cuộc sống, tại tuyến đường vành đai 3,5 từ đoạn giao với đường 422B chạy xuống các Khu đô thị như Vườn Cam, An Lạc,… hiện tại mặc dù chưa xong nhiều hạng mục và vắng bóng công nhân nhà thầu làm việc. Đoạn giao đường 422B chạy qua Khu vườn chuối thì có lác đác công nhân thực hiện.
Vật liệu xây dựng ngổn ngang có dấu hiệu để la liệt, hoen gỉ ngổn ngang tại dự án, ảnh hưởng không ít đến đời sống của người dân. Các khối bê tông phục vụ thi công cống thoát nước nằm la liệt 2 bên đường. Tại đoạn đường dang dở của dự án liên khu vự 1 nước thải ứ đọng lại gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường nhất là khi trời mưa.
Việc xây dựng dự án nút giao vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch, kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được xây dựng; giảm thiểu ùn tắc giao thông, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ hình thành các khu đô thị trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô nói chung.
Trước đó, tại buổi kiểm tra hiện trường dự án đường Vành đai 3,5, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã chỉ đạo: "Liên quan đến di chỉ Vườn Chuối, yêu cầu Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phê duyệt phương án giao cho UBND huyện Hoài Đức khảo sát, khai quật. Phấn đấu quý III/2023 sẽ bàn giao trước một nửa mặt cắt ngang của khu di chỉ (khoảng 6.000 m) nằm trên chỉ giới đường đỏ để thực hiện dự án".
Đối với 151 m2 đất quốc phòng, UBND thành phố cũng đã có văn bản gửi Cục Tác chiến (Bộ Quốc phòng) đề nghị phối hợp bàn giao, về cơ bản là thuận lợi. Đối với 2 ngôi mộ nằm trong dự án, địa phương cần tích cực tuyên truyền vận động người dân di chuyển.
Thời gian vừa qua, một số địa phương trên cả nước đã liên tiếp khởi công các dự án nhà ở xã hội với quy mô lớn!
Dự án bao gồm các khu chức năng như: Khu nhà ở, công trình công cộng, công trình hỗn hợp, trường học, bệnh viện, thể dục thể thao, giao thông, cây xanh, mặt nước, bãi đỗ xe và khu hạ tầng kỹ thuật.
Khu đất hơn 8 ha, nơi sẽ thực hiện dự án bãi đỗ xe, trung tâm thương mại (TTTM) Aeon Mall Hoàng Mai Giáp Bát cơ bản đã giải phóng xong mặt bằng. Tuy nhiên, nhiều khu đất tại đây đang được tận dụng làm bãi gửi xe, kho xưởng, cỏ mọc um tùm.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM vừa thông tin kết quả giải quyết 101 kiến nghị liên quan đến vướng mắc thủ tục pháp lý của 96 dự án phát triển nhà ở trên địa bàn. Đây là những kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP. HCM.
Thủy điện Krông Nô 2 và Krông Nô 3 đều thuộc Công ty cổ phần Thủy điện Trung Nam – Krông Nô vừa bị phát hiện chưa được cấp phép nhưng đã hoạt động suốt 7 năm qua (từ năm 2016 đến nay).
Trong khi quỹ đất nội thành Hà Nội ngày càng bị thu hẹp thì nhiều tòa nhà ở tái định cư nằm trong Khu đô thị Sài Đồng (quận Long Biên) lại trong tình cảnh bỏ hoang, vắng bóng hơi người, cơ sở hạ tầng đang dần xuống cấp.
Nhiều địa phương trên cả nước phê duyệt một số dự án bất động sản có tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành quyết định bốn tòa tháp thuộc dự án Đà Nẵng Times Square của Công ty CP Kim Long Nam được chuyển mục đích sử dụng đất từ condotel thành chung cư.
Theo đó, sẽ có 74 lô đất ở tại thôn Kép 12, xã Hương Sơn và tổ dân phố Lèo, thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, có diện tích từ 75 đến 328 m2/lô.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các công trình khách sạn, căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú,... được cấp sổ đỏ theo quy định của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.