Được triển khai từ những năm 2001 – 2006 nhưng cho đến nay, 3 tòa nhà tái định cư N3 - N4 - N5 nằm trong Khu đô thị Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) vẫn đang trong tình trạng bỏ hoang, vắng bóng hơi người, cơ sở hạ tầng đang dần xuống cấp.
Dự án được xây dựng trên diện tích 421.946 m2 với mục đích để tái định cư tại chỗ cho người dân khi giải phóng mặt bằng, mở rộng tuyến phố Sài Đồng. Được biết, 3 tòa nhà tái định cư nằm trong Khu đô thị mới Sài Đồng (quận Long Biên), do Công ty Handico 3 làm chủ đầu tư.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã 17 năm, dự án gồm 3 tòa nhà 6 tầng với 150 căn hộ này vẫn đang bị bỏ trống, không có người về ở.
Được biết, nguyên nhân khiến dự án đến nay vẫn bị bỏ không là do được triển khai từ khi quận Long Biên chưa được thành lập. Do đó, việc bồi thường ở giai đoạn chuyển tiếp từ huyện thành quận đã dẫn đến sự không thống nhất giữa chủ đầu tư và người dân. Một nguyên nhân khác khiến dự án cho đến nay vẫn bị bỏ không là do các hộ dân không đồng thuận di dời lên nhà chung cư mà muốn đổi sang nhà đất.
Theo ghi nhận của phóng viên, toàn bộ khu vực sân chơi, vỉa hè... xung quanh các tòa nhà giờ biến thành nơi trồng rau, tập kết phế liệu của những người dân ở khu vực xung quanh.
Nhiều khu vực của tòa nhà đã bị trưng dụng cho những mục đích khác nhau như thành nơi tập kết xe thu gom rác, bãi phế thải xây dựng. Khu vực vườn hoa, sân chơi bỏ hoang khiến mọc cỏ um tùm.
Bên trong tòa nhà N04, cửa gỗ của các căn hộ bị gãy đổ do mối, mọt ăn sâu. Ngoài bị bám đầy bụi bẩn theo thời gian, mặt tường của cả 3 tòa N03, N04, N05 cũng bị vỡ lở, bong tróc.
Khu vực sân chung của các khu chung cư thường xuyên là nơi để người dân vứt rác thải sinh hoạt. Dù người dân khu vực đã nhắc nhở người vứt rác bừa bãi nhiều lần, tình trạng này vẫn xảy ra thường xuyên.
Được biết, Công ty Handico 3 đã có văn bản đề nghị thành phố cho phép phá dỡ toàn bộ dự án để xây dựng nhà ở thương mại phục vụ tái định cư, đáp ứng nhu cầu mới của người dân hiện nay. Trước đề xuất trên, Thành ủy Hà Nội đã ra văn bản số 1274 ngày 18/7/2017 yêu cầu chủ đầu tư lập hai phương án: Một là cải tạo, sửa chữa khu nhà để làm nhà ở xã hội. Hai là phá bỏ hoàn toàn để xây dựng quỹ nhà mới.
Nhiều chuyên gia bất động sản đánh giá đây là khu đất có giá trị rất lớn bởi nằm ngay cạnh khu Vinhomes Long Biên và đặc biệt, hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ đã hoàn thiện.
Nhiều địa phương trên cả nước phê duyệt một số dự án bất động sản có tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành quyết định bốn tòa tháp thuộc dự án Đà Nẵng Times Square của Công ty CP Kim Long Nam được chuyển mục đích sử dụng đất từ condotel thành chung cư.
Theo đó, sẽ có 74 lô đất ở tại thôn Kép 12, xã Hương Sơn và tổ dân phố Lèo, thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, có diện tích từ 75 đến 328 m2/lô.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các công trình khách sạn, căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú,... được cấp sổ đỏ theo quy định của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
UBND tỉnh Bình Phước vừa công bố danh sách 13 dự án bị thu hồi trên địa bàn, trong đó có nhiều dự án dù được cho phép gia hạn nhưng hết thời gian các chủ đầu tư vẫn không thực hiện.
Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 03/2023/TT-BXD sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 15/6/2023.
200 căn nhà ở xã hội thuộc dự án khu nhà ở xã hội Bảo Vinh với vốn đầu tư gần 548 tỷ đồng, diện tích 16,69 ha.
Nhiều địa phương trên cả nước phê duyệt một số dự án bất động sản có tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Cả 3 doanh nghiệp trong liên danh đăng ký thực hiện dự án 125ha tại xã Tân Bình và phường Tiền Phong, TP Thái Bình đều là các pháp nhân trong hệ sinh thái Tập đoàn Eurowindow của anh em doanh nhân Nguyễn Cảnh Hồng, Nguyễn Cảnh Sơn.
Khu du lịch sinh thái tại bãi Ông Lang (Dự án Helios Coastal City) do Khải Hoàn Land làm chủ đầu tư vừa qua đã được đưa vào danh mục công trình, dự án đăng ký thực hiện mới trong năm 2023 tại Phú Quốc.