Từ nay đến ngày 25/1/2024, người dân trên địa bàn 2 xã Tân Minh, Phù Linh nói riêng và huyện Sóc Sơn nói chung có quyền tham gia đóng góp ý kiến vào Quy hoạch chi tiết khu vui chơi giải trí đa năng trường đua ngựa tỉ lệ 1/500.
Dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng trường đua ngựa tại huyện Sóc Sơn có tổng mức đầu tư 9.577 tỉ đồng (tương đương 420 triệu USD). Dự án được xây dựng tại địa bàn 2 xã Tân Minh và Phù Linh thuộc huyện Sóc Sơn.
Quy mô sử dụng đất của dự án dự kiến: Trường đua ngựa - sân vận động phục vụ đua ngựa sức chứa 30.000 khán giả rộng 99,5ha; hồ điều hòa 22,5ha; khách sạn 3 sao 1,5ha; trung tâm hội nghị, hội thảo 0,5ha và khu biệt thự nghỉ dưỡng 1ha.
Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn, vừa qua, đơn vị đã phối hợp với UBND 2 xã Tân Minh, Phù Linh và lãnh đạo Công ty TNHH H&G (Hàn Quốc) tổ chức triển khai việc lấy ý kiến của các tổ chức, nhân dân trên địa bàn 2 xã về quy hoạch trên.
Nhiều cử tri 2 xã đã tham gia ý kiến vào quy hoạch do đơn vị chủ đầu tư trình bày. Trong đó, các ý kiến tập trung vào nội dung về giao thông lân cận, thoát nước và xử lý nước thải, hệ thống cây xanh, công tác tạo việc làm cho nhân dân trên địa bàn sau khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp...
Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn, lãnh đạo UBND 2 xã Tân Minh, Phù Linh và đại diện Công ty chủ đầu tư H&G đã tiếp thu và làm rõ thêm về nội dung liên quan. Hiện, các đơn vị tiếp tục tiếp nhận các ý kiến đóng góp của nhân dân trên địa bàn 2 xã Tân Minh, Phù Linh và huyện Sóc Sơn.
Ý kiến góp ý gửi về Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn (thị trấn Sóc Sơn), hoặc trụ sở UBND các xã Tân Minh, Phù Linh. Thời gian tham gia ý kiến đóng góp trước ngày 25/01/2024.
Theo UBND TP. Hà Nội, Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - Trường đua ngựa có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố thêm nguồn lực đầu tư, tạo ra những sản phẩm du lịch mới chất lượng hơn thúc đẩy mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Dự án nếu đi vào vận hành sẽ bảo đảm nguồn thu thường xuyên tương đối lớn cho ngân sách.
Bên cạnh đó, việc xây dựng dự án nằm trong khu, điểm du lịch phía Bắc thủ đô sẽ bổ sung sản phẩm du lịch chất lượng cao cho địa bàn Sóc Sơn nói riêng và Hà Nội nói chung.
Khi dự án đi vào hoạt động sẽ thu hút khoảng 5.000 lao động trực tiếp và 20.000 đến 25.000 lao động gián tiếp; mang lại nguồn thu thường xuyên tương đối lớn cho ngân sách thành phố.
Theo tính toán của UBND TP. Hà Nội giai đoạn hình thành Dự án sẽ góp phần tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn, thuế doanh nghiệp thu được dự kiến trung bình đạt khoảng 10 triệu USD/năm và khoảng 40-50 triệu USD/năm khi đi vào vận hành toàn bộ. Ngoài ra, khi đi vào hoạt động, mỗi năm dự án sẽ nộp ngân sách Hà Nội 150 - 250 triệu USD.
Bộ GTVT cho biết, mở rộng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình từ 4 làn xe lên thành 6 - 8 làn xe theo quy hoạch để đáp ứng nhu cầu vận tải là cần thiết. VEC đang nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét phương án đầu tư...
Các nội dung báo cáo bao gồm: công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý, điều tiết bất động sản tại địa phương; các hình thức phát triển nhà ở xã hội, nguồn vốn xây dựng nhà ở xã hội, nguồn cung và giao dịch bất động sản...
Hàng loạt khu đô thị, khu dân cư… có tổng mức đầu tư lên tới cả chục nghìn tỷ đồng được các tỉnh “đua nhau” công bố, tìm kiếm nhà đầu tư, mở màn cho một năm mới, thị trường bất động sản được dự báo là sẽ khởi sắc hơn so với năm 2023.
Năm 2024, Hà Nội sẽ tập trung giải quyết từ 8 - 10 điểm ùn tắc giao thông, hạn chế để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.
Sở Giao thông Vận tải vừa đề xuất thành phố Hà Nội ưu tiên cho nghiên cứu triển khai ngay công tác chuẩn bị đầu tư với 3 dự án đường vành đai, trong đó có Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng Vành đai 2 trên cao và dưới thấp (đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy).
Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và tỉnh Thái Bình với chiều dài khoảng 60,9 km. Dự kiến thời gian thực hiện Dự án từ năm 2023 đến năm 2027. Tổng mức đầu tư không bao gồm lãi vay là 18.927,63 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư bao gồm cả lãi vay 19.784,55 tỷ đồng...
HĐND TPHCM khóa X đã thông qua Nghị quyết về ban hành mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn, với mức phí từ 20.000 - 350.000 đồng/m2/tháng, áp dụng từ ngày 1/1/2024.
Dự kiến UBND TP. Hà Nội xem xét đề án quản lý lòng đường, vỉa hè vào tháng 1/2024, các tuyến phố đủ điều kiện có thể cho thuê khai thác thương mại, dịch vụ.
Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang chủ động triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án tuyến đường bộ ven biển Tây Nam bộ để xác định hướng tuyến, phương án nguồn vốn, hình thức đầu tư phù hợp…
Thành phố Hà Nội định hướng mô hình phát triển đô thị là chùm đô thị đa cực, đa trung tâm. Trong đó, đô thị Long Biên và Gia Lâm được quy hoạch thuộc nhóm đô thị trung tâm.