Thị trường
-
Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
-
Bộ Xây dựng: Việc phát triển nhà ở xã hội vẫn còn một số vướng mắc cho đến khi Luật Đất đai có hiệu lực
Mặc dù đã có thêm các chính sách ưu đãi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; đơn giản thủ tục và các điều kiện để được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội;... Tuy nhiên, đến ngày 1/1/2025 thì Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 mới có hiệu lực thi hành, do vậy đến nay việc phát triển nhà ở xã hội vẫn còn gặp một số khó khăn vướng mắc.
-
Đề xuất ban hành chính sách khống chế giá trần cho nhà ở vừa túi tiền
Cần có chính sách, cơ chế tặng điểm thưởng và tích lũy điểm thưởng cho các chủ đầu tư tạo lập nhà ở vừa túi tiền. Cùng với đó là tham khảo kinh nghiệm ban hành chính sách khống chế giá trần nhà ở vừa túi tiền bao gồm cả giá bán và giá thuê nhà.
-
Chuyên gia Savills: Số tiền kiều hối chảy vào bất động sản có thể lên tới 10.000 căn hộ mỗi năm
Theo một thống kê từ 2016 của của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, khoảng 15-20% số tiền 190 tỷ USD được đầu tư trực tiếp vào bất động sản. Nếu tính toán nhanh, chỉ riêng con số này có thể lên tới khoảng 10.000 căn hộ mỗi năm.
-
Vndirect: 3 nút thắt lớn nhất đã được giải quyết, thị trường nhà ở sẽ phục hồi rõ nét hơn từ nửa cuối năm
Thị trường bất động sản nhà ở đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất và sẽ cho thấy sự phục hồi rõ nét hơn từ nửa cuối năm 2024. Tuy nhiên, cần có nhiều biện pháp hơn nữa để cải thiện nhu cầu và tâm lý thị trường.
-
Chủ đầu tư “găm giỏ hàng” gom khách, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục trầm lắng
Không chỉ “vắng bóng” dự án mở bán mới ở một số phân khúc, việc nhiều chủ đầu tư liên tục dời thời gian triển khai bán hàng do chưa đạt lượng booking như kỳ vọng càng khiến cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trầm lắng.
-
Phân khúc cao cấp tiếp tục ‘dẫn dắt’ thị trường bất động sản Hà Nội
Thị trường bất động sản Hà Nội dự kiến sẽ có thêm 16.000 - 18.000 căn hộ trong năm 2024, 90% tập trung ở khu Đông và khu Tây. Phân khúc cao cấp đang tiếp tục “dẫn dắt” thị trường.
-
Vars: Hết thời đầu tư căn hộ là “tiêu sản”
Nếu như trước đây, đa phần người dân cho rằng căn hộ là loại hình mua bán không sinh lời, chỉ có lỗ còn lựa chọn đầu tư nhà đất thổ cư mới là phương án tối ưu bởi dễ thanh khoản và khả năng sinh lời cao thì hiện nay, việc đầu tư căn hộ rồi cho thuê lại đã trở thành xu hướng phổ biến tại các thành phố lớn.
-
Nguồn cung mới ngày càng ít, đẩy giá nhà TP.HCM ngày càng đắt đỏ bất chấp sức mua sụt giảm
2 tháng đầu năm nay, nguồn cung chung cư mới ở TP.HCM và các tỉnh vùng ven tiếp đà giảm, chỉ bằng 66% so với cùng kỳ; trong khi đó, lượng tiêu thụ cũng giảm 53% nhưng giá vẫn tăng cục bộ ở một số khu vực.
-
HoREA: Thị trường bất động sản đã qua đáy, sẽ bước vào chu kỳ phát triển mới từ nửa cuối năm 2024
Đến cuối năm 2023, thị trường bất động sản cả nước và TP.HCM đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đồng thời bước vào chu kỳ phục hồi, tăng trưởng trở lại. Với đà phục hồi này có thể nhận định là thị trường bất động sản sẽ trở lại hoạt động bình thường và bước vào chu kỳ phát triển mới từ nửa cuối năm 2024.
-
Bộ Xây dựng rút đề xuất mỗi cá nhân chỉ được bán 3-5 bất động sản một năm
Thay vì chỉ được bán và cho thuê 3-5 bất động sản trong một năm, Bộ Xây dựng đề xuất cá nhân kinh doanh bất động sản thực hiện giao dịch theo pháp luật về dân sự, pháp luật về công chứng và phải kê khai nộp thuế theo quy định.
-
“Đề xuất mỗi cá nhân chỉ được bán 3-5 bất động sản một năm nếu thực thi sẽ ảnh hưởng đến thị trường”
Hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra những nhận định về việc thành hay bại của đề xuất lần này nếu được đưa vào áp dụng nhưng một điều chắc chắn là đề xuất này có thể khiến thị trường giảm sức hấp dẫn đối với những người mua nhà tìm kiếm cơ hội đầu tư ngắn hạn.
-
Mặt bằng giá căn hộ được dự đoán sẽ quay đầu giảm từ giữa năm 2025 khi nguồn cung nhà ở xã hội bật tăng
Giữa năm 2025, khi các bộ luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản mới với các quy định theo hướng “gỡ khó” cho chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân chính thức có hiệu lực, nguồn cung nhà ở xã hội sẽ bật tăng, mặt bằng giá căn hộ sẽ xuống mức phù hợp hơn với người dân có nhu cầu ở thực, theo chuyên gia.
-
Nguồn cung hạn chế, giá thuê nhà ở cao cấp tiếp tục tăng cao
Riêng tại TP.HCM, giá thuê của tất cả các hạng đều tăng theo năm nhờ nhu cầu được phục hồi tốt. Cụ thể, giá thuê của hạng C có mức tăng cao nhất theo năm với 8%, tiếp theo là hạng B ở mức 5% và hạng A ở mức 3%.
-
Bất động sản TP.HCM “bật tín hiệu” hồi phục sau khi chạm đáy
2 tháng đầu năm 2024, doanh thu kinh doanh bất động sản ở TP.HCM đạt 42.300 tỷ đồng, chiếm 59,4% trong nhóm doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác, tăng 20,1% so với cùng kỳ.
-
Hà Nội và TP.HCM chuẩn bị đón thêm hàng trăm nghìn m2 văn phòng mới
Riêng Hà Nội dự kiến sẽ đón thêm tổng cộng khoảng 80.700 m2 nguồn cung mới trong 2024, chủ yếu nằm ở các quận xung quanh khu vực trung tâm thành phố. Ngoài ra, khoảng 100.000 m2 văn phòng hạng A mới dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong giai đoạn 2024–2027.