8028da8e-badd-4173-87d3-520a2e75497f-1434.jpeg

Nhà máy xử lý và chế biến rác Phương Đình (Đan Phượng, Hà Nội).

Được xây dựng trên diện tích 4,7 ha, với tổng đầu tư lên hơn 270 tỷ đồng do công ty cổ phần đầu tư Thành Quang làm chủ đầu tư. Nhà máy xử lý và chế biến rác Phương Đình (Đan Phượng, Hà Nội), được hy vọng góp phần giảm thiểu vấn đề rác thải của TP.Hà Nội.

Dự án có công suất giai đoạn I đạt 300 tấn/ngày đêm, đảm nhiệm xử lý toàn bộ chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Đan Phượng, các khu vực lân cận (Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai) và rác thải công nghiệp không nguy hại của các làng nghề, khu công nghiệp… trên địa bàn thành phố.

da4205b1-0264-4973-a84b-a32227ccd46e-1434.jpeg

Phía trong nhà máy rác vắng bóng người, các vật dụng được vứt ngổn ngang.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, từ thời điểm hoạt động đến năm 2018, nhà máy đã ngừng tiếp nhận rác 5 lần với tổng số 777 ngày. Từ tháng 4.2018 đến nay, nhà máy đã dừng sửa chữa kết hợp nâng cấp hệ thống khí thải theo quy chuẩn mới (QCVN 61-MT:2016/BTNMT). Tuy nhiên, do chưa đạt yêu cầu nên nhà máy không vận hành xử lý rác từ thời điểm đó đến nay.

Nguyên nhân theo đánh giá là do thiết bị công nghệ lạc hậu, chưa phù hợp với đặc tính rác thải của Hà Nội (chưa qua phân loại), nhiệt trị thấp nên việc vận hành thường xuyên gặp các sự cố.

Ông Trần Văn Cừ (Đan Phượng, Hà Nội) chia sẻ: "Nhà máy đã dừng hoạt động khoảng 3 năm nay, bỏ ra nhiều tiền của nhưng giờ bỏ hoang, quá lãng phí. Giờ các hạng mục trong đó cũng đã xuống cấp, giờ chỉ có mỗi người bảo vệ nhà máy".

"Công trình này rất gần dân, những lần nhà máy xả khói, mùi khét cùng mùi rác nồng nặc, vô cùng khó thở. Sau khi nhận phản ánh từ người dân thì nhà máy này đã cho trồng hàng tre cao xung quanh tường rào nhằm cách biệt với khu dân cư", ông Cừ cho biết thêm.

99b49c9e-0e0a-47d9-b7f7-1f5c4f000f27-1435.jpeg

Mặc dù, được kỳ vọng sẽ góp phần giảm thiểu chôn lấp rác thải, ô nhiễm môi trường khu vực huyện Đan Phượng nói riêng và TP.Hà Nội nói chung, nhưng đến nay, nhà máy rác trăm tỷ vẫn bỏ hoang lãng phí.

Trúc Thi