Ngân hàng TMCP Phương Đông (mã chứng khoán: OCB) vừa công bố thông tin về việc nhận đơn xin thôi nhiệm của ông Nguyễn Văn Hương - Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối bán lẻ, theo nguyện vọng cá nhân.
Ông Hương được bổ nhiệm chức vụ phó tổng giám đốc phụ trách khối bán lẻ từ 28/12/2022. Ông tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh và có hơn 21 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Nếu đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Văn Hương được thông qua, ban điều hành của OCB sẽ còn 9 thành viên, trong đó ông Phạm Hồng Hải - Tổng Giám đốc.
OCB cũng nhận đơn xin từ nhiệm vị trí thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) của ông Nguyễn Đình Tùng theo nguyện vọng cá nhân. Ông Tùng gia nhập OCB từ tháng 4/2012 và đảm nhận vị trí tổng giám đốc từ tháng 8/2012. Tháng 4/2023, ông Nguyễn Đình Tùng tiếp tục được bầu làm thành viên HĐQT OCB. Đến tháng 4, ông Tùng có đơn từ chức Tổng Giám đốc OCB.
Tại PGBank (mã chứng khoán: PGB), bà Đinh Thị Huyền Thanh có đơn xin từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc và thành viên HĐQT vì lý do cá nhân. Đại hội cổ đông thường niên 2024 của PGBank đã thông qua việc từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT của bà Thanh.
Ngoài bà Thanh, ông Nguyễn Thành Tô - Phó Tổng Giám đốc PGBank phụ trách khối Cân đối và Kinh doanh nguồn vốn - đã xin thôi việc từ ngày 21/5. Trong đơn xin từ nhiệm, ông Tô cho biết đã làm việc tại PGBank hơn 14 năm và xin chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do cá nhân.
Tương tự, ông Nguyễn Thành Lâm - thành viên HĐQT độc lập của PGBank - cũng xin từ nhiệm vì lý do công việc cá nhân. Ông Lâm tham gia HĐQT PGBank từ tháng 10/2023.
ABBank công bố miễn nhiệm chức danh phó tổng giám đốc với ông Nguyễn Mạnh Quân từ ngày 20/3. Vào tháng 1/2024, ABBank đã miễn nhiệm ông Đỗ Lam Điền khỏi vị trí phó tổng giám đốc. Hai thành viên khác của ban điều hành là ông Nguyễn Khánh Phúc và ông Nguyễn Hồng Quang cũng đã thôi chức vào ngày 12/1.
Eximbank đã thông qua đơn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của bà Đỗ Hà Phương từ ngày 26/4. Đồng thời, bổ nhiệm ông Nguyễn Cảnh Anh đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VII 2020-2025. Trước đó, ông Cảnh Anh giữ chức thành viên HĐQT Eximbank từ tháng 9/2023.
Sau khi rời ghế Chủ tịch HĐQT, bà Đỗ Hà Phương giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT của Eximbank. Bà Phương tham gia Eximbank với tư cách thành viên HĐQT hồi đầu tháng 2/2022. Sau đó, đến giữa năm 2023, bà được bầu làm chủ tịch của ngân hàng này.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank - mã chứng khoán: KLP) vừa công bố thông tin, bà Trần Thị Thu Hằng sẽ từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT KLB từ ngày 9/7 theo nguyện vọng cá nhân. Bà Hằng sẽ tiếp tục công việc tại KienlongBank với tư cách thành viên HĐQT, tham gia thực hiện các định hướng chiến lược của ngân hàng.
Ông Trần Ngọc Minh - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc KLB - sẽ là người thay bà Hằng giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT KienlongBank. Ông Trần Hồng Minh - Phó tổng giám đốc - được HĐQT phân công giữ chức vụ quyền Tổng giám đốc KLB.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - mã chứng khoán: SSB) vừa công bố thông tin về việc thay đổi nhân sự. Theo đó, SeABank cho biết đã miễn nhiệm 4 phó tổng giám đốc, đồng thời bổ nhiệm 2 nhân sự khác vào vị trí này.
Cụ thể, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh không còn đảm nhận chức phó tổng giám đốc ngân hàng kể từ ngày 23/2. Thay vào đó, ông Quỳnh được bổ nhiệm giữ chức chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản SeABank. Công ty này do SeABank góp 100% cổ phần.
SeABank cũng miễn nhiệm Phó Tổng Giám đốc Võ Long Nhi (ông Andrew Võ) từ ngày 24/2 để bổ nhiệm giữ chức Giám đốc đối ngoại và Phát triển dự án của SeABank. Ông Hoàng Mạnh Phú - Phó Tổng Giám đốc SeABank - cũng bị miễn nhiệm trong để được đề cử làm thành viên ban kiểm soát nhiệm kỳ 2023-2028. SeABank đã miễn nhiệm chức phó tổng giám đốc với bà Trần Thị Thanh Thủy, để bà Thủy được đề cử làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028.
Sau khi miễn nhiệm chức phó tổng giám đốc với 4 cá nhân, SeABank đã tiến hành thay thế hai nhân sự khác vào vị trí này, gồm ông Nguyễn Hồng Quang - Giám đốc khối Nguồn vốn và thị trường tài chính và ông Nguyễn Tuấn Anh - Giám đốc khối quản trị rủi ro.
Như vậy, Ban giám đốc SeABank có 7 người, gồm ông Lê Quốc Long - Tổng Giám đốc và các phó tổng giám đốc Vũ Đình Khoán, Nguyễn Thị Thu Hương, Đặng Thu Trang, Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Tuấn Anh./.
Mới đây, nhiều ngân hàng đã công bố danh sách cổ đông nắm giữ từ 1% cổ phần vốn điều lệ trở lên theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, qua đó nhiều cổ đông kín tiếng được báo cáo sở hữu lượng lớn cổ phần các ngân hàng. Đáng chú ý, sau các đợt công bố trên, nhiều gia đình “quyền lực” lắm tiền nhiều của trong các nhà băng dần lộ diện.
Theo thống kê, lĩnh vực được các nhà băng ưu tiên rót vốn nhiều nhất trong thời gian qua là cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản khác với tổng dư nợ 424.422 tỷ đồng.
Chỉ trong 2 ngày liên tiếp từ 31/7-1/8/2024, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank, mã: HDB) đã thu về 5.700 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu.
Bộ Tài chính cho biết, tổng số tiền đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí lệ phí và tiền thuê đất ước tính đến hết tháng 7 khoảng 87,2 nghìn tỷ đồng.
7 tháng đầu năm 2024, các khoản thu từ nhà và đất trên địa bàn thành phố đạt 7.941 tỷ đồng, tăng 147,7% so với con số 5.376 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2023.
ACB dự kiến phát hành tối đa 150.000 trái phiếu trong 15 đợt với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu hoặc bội số của 100 triệu đồng.
Tính đến ngày 20/7/2024, “ông lớn” ngân hàng quốc doanh này chỉ có duy nhất một nhà đầu tư nắm hơn 1% vốn điều lệ là Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 8/8/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Thời gian qua, dù “đua nhau” tăng lãi suất huy động nhưng theo khảo sát vào đầu tháng 8 này, hầu hết các nhà băng vẫn tiếp tục duy trì và triển khai mới các gói vay ưu đãi mua nhà với lãi suất thấp.
Ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch VIB, nắm giữ 125 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 4,949%. Nhóm người có liên quan tới ông Đặng Khắc Vỹ sở hữu hơn 15,316%, tương đương hơn 388 triệu cổ phần của VIB.