3 tháng trở lại đây, để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của người dân, hàng loạt ngân hàng đã “đua nhau” tăng lãi suất huy động trở lại.
Thống kê từ đầu tháng 5 đến nay cho thấy, đã có khoảng hơn 21 ngân hàng tăng lãi suất huy động, gồm: ACB, VIB, GPBank, NCB, BVBank, Sacombank, CB, Bac A Bank, Techcombank, TPBank, PGBank, SeABank, Viet A Bank, ABBank, VPBank, HDBank, SHB và MB…; trong đó nhiều nhà băng đã điều chỉnh tăng tới 3-5 lần.
Đáng chú ý, sau khi giảm sâu về mức dưới 5%/năm, hiện biểu lãi suất huy động phổ biến tại các nhà băng đã trở lại mốc từ 6 -6,2%/năm.
Ở chiều ngược lại, dù tăng lãi suất huy động nhưng theo khảo sát của người viết vào đầu tháng 8 này, hầu hết các nhà băng vẫn tiếp tục duy trì và triển khai mới các gói vay ưu đãi mua nhà với lãi suất thấp.
Một trong những ngân hàng đang niêm yết cho vay mua nhà thấp nhất hiện nay là TPBank khi mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 0%. Tuy nhiên, nhà băng này chỉ áp dụng mức ưu đãi lãi suất trên trong 3 tháng đầu. Sau đó, trong 9 tháng tiếp theo, lãi suất sẽ tăng mạnh lên mức cố định 8,2%/năm, cộng với biên độ 3,6% sau thả nổi. Thời gian vay tối thiểu 48 tháng.
Ngoài ra, tại TPBank còn niêm yết các gói vay ưu đãi khác với mức lãi suất cố định từ 6,8-8,8%/năm với các gói vay 12-36 tháng đầu, cộng biên độ 3,3% sau thả nổi.
Bám sau TPBank và có mức lãi suất cũng khá thấp là MSB với mức ưu đãi lãi cố định 4,5% trong 6 tháng đầu, 6,2% trong 12 tháng đầu, 7,5% trong 24 tháng đầu. Sau ưu đãi, lãi suất tính bằng lãi suất cơ sở + biên độ 2,5%.
Tiếp đến là BVBank với 4,99% (6 tháng đầu), 5,99% (9 tháng đầu), 6,49% (12 tháng đầu), 7,49% (18 tháng đầu) áp dụng cho khoản vay trên 24 tháng, hoặc 7,9% trong 24 tháng đầu tiên áp dụng cho các khoản vay kỳ hạn 48 tháng trở lên.
Tại SeABank, lãi suất vay mua nhà cố định 5,5% trong 12 tháng đầu, từ năm 2 sẽ thả nổi lãi suất, hiện tại rơi vào khoảng 11%/năm.
Tại VIB, lãi suất vay thế chấp mua chung cư là 5,9% cố định 6 tháng, 6,9% cố định 12 tháng, 7,9% cố định 24 tháng hoặc 8,9% cố định 36 tháng. Biên độ lãi suất 2,8%.
PVcombank, lãi suất 5,99% cố định 6 tháng đầu, 6,2% cố định 12 tháng đầu, 6,99% cố định 18 tháng đầu. Hết thời gian ưu đãi sẽ tính lãi suất thả nổi theo công thức (lãi suất cơ sở + biên độ 3,3%).
Không thua kém các ngân hàng top đầu trên, Techcombank cũng tung ra biểu lãi suất ưu đãi hấp dẫn cố định 6,3% trong 6 tháng, 6,7% cố định trong 12 tháng, 7% cố định trong 18 tháng, 7,5% cố định trong 24 tháng.
Một số nhà băng có mức lãi suất cho vay mua nhà cao hơn, gồm có: VPBank, ABBank, Sacombank, ABC, SHB, MB…
Cụ thể, tại VPBank, lãi suất vay mua, chuyển nhượng bất động sản cố định là 8,1% (6 tháng đầu), 9,2% (12 tháng đầu), 10,1% (18 tháng đầu) hoặc 10,6% (24 tháng đầu), áp dụng cho các khoản vay tối thiểu 48 tháng. Biên độ lãi suất 3,5%.
Tại ABBank, vay mua nhà lãi suất từ 7,3%/năm. Thời gian áp dụng đến hết ngày 31/12/2024 hoặc đến khi hết hạn mức chương trình.
Tại Sacombank, lãi suất cố định 6,5%/năm trong 6 tháng đầu, 7,0%/năm trong 12 tháng đầu, hoặc 7,5%/năm trong 24 tháng đầu.
Tại ACB, gói 1 năm cố định 7%, gói 2 năm cố định 7,5%, gói 5 năm cố định 9.5%. Sau thời gian ưu đãi sẽ thả nổi lãi suất, được tính bằng lãi suất cơ sở + biên độ 3%, rơi vào khoảng 11-11,7%/năm
SHB đang triển khai gói vay mua nhà, mua ô tô, vay tái tài trợ với khoản vay trên 60 tháng được hưởng lãi suất 8,19% cố định trong 18 tháng, hoặc 8,69% cố định trong 24 tháng với khoản vay trên 84 tháng.
MBBank đang có các gói lãi suất vay mua bất động sản: cố định 7,5% trong 6 tháng; 7,9% trong 12 tháng; 8,3% trong 18 tháng; 9% trong 24 tháng.
Riêng nhóm Big 4 ngân hàng quốc doanh, gồm: Agribank, Vietcombank, Vietinbank và BIDV biểu lãi suất cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, vay tiêu dùng, vay mua nhà phổ biến dao động từ 5-7%/năm.
Tại một số ngân hàng nước ngoài, gồm: UOB, Woori Bank, Shinhan Bank… lãi suất cho vay cố định năm đầu đang từ 5,89-7%/năm.
Liên quan đến vấn đề này, mới đây, báo cáo Thủ tướng tại cuộc họp chiều 5/8, Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ đầu năm, cơ quan này đã có các giải pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận tín dụng ngân hàng, phục hồi sản xuất, kinh doanh, kiểm soát lạm phát, an toàn hoạt động hệ thống tín dụng.
Theo báo cáo, lãi suất với các khoản vay và tiết kiệm tiếp tục giảm. Đến cuối tháng 6, lãi suất cho vay bình quân ở mức 8,3% một năm, giảm 0,96% so cuối năm 2023. Còn lãi suất tiền gửi bình quân là 3,59% một năm, giảm 1,08%.
Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống phục hồi từ cuối tháng 3, tăng dần qua các tháng, cao hơn mức tăng cùng kỳ năm ngoái, đạt 6% tính đến hết quý II. Tại cuối tháng 7, dư nợ tín dụng gần 14,33 triệu tỷ đồng, tăng 14,99% so với cùng kỳ 2023 và tăng 5,66% so với cuối năm ngoái./.
Ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch VIB, nắm giữ 125 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 4,949%. Nhóm người có liên quan tới ông Đặng Khắc Vỹ sở hữu hơn 15,316%, tương đương hơn 388 triệu cổ phần của VIB.
Ngân hàng Nhà nước đang xin ý kiến với các bộ, ban, ngành liên quan đến hồ sơ dự thảo Tờ trình, Nghị quyết điều chỉnh nội dung Chương trình 120.000 tỷ đồng tại Nghị quyết số 33/NQ-CP theo hướng giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng mua từ 3-5%.
Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu tính đến cuối tháng 5/2024 tăng 0,39% so với cuối năm 2023, từ mức 4,55% lên 4,94%.
Một ngân hàng tư nhân lớn đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động, đưa lãi suất cho kỳ hạn 12-13 tháng lần đầu tiên vượt quá 5% sau nhiều tháng.
Ước tính sẽ có khoảng gần 50.000 tỷ đồng trái phiếu của nhóm sắp đáo hạn, do đó nhiều khả năng các ngân hàng sẽ tiếp tục gia tăng phát hành trái phiếu có kỳ hạn dài hơn để thay thế và mua lại những lô sắp đến hạn.
Mới đây, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - VietinBank (HoSE: CTG) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024.
Tới cuối quý II/2024, nợ vay tài chính của TTC Land là 3.008 tỷ đồng, chiếm 27,7% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 1.892 tỷ đồng và nợ vay dài hạn là 1.116 tỷ đồng.
Dù sở hữu khối tài sản lên đến hàng nghìn tỷ đồng song những nữ đại gia này gần như chưa từng xuất hiện trước giới truyền thông.
Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố danh sách cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ, theo Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ 1/7.
BVBank vừa công bố danh sách cổ đông đang sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên. Hiện không có tổ chức nào góp vốn tại ngân hàng này mà chỉ có 9 cá nhân nắm gần 18% cổ phần đều nằm trong dàn lãnh đạo cấp cao.