Thông tin được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Xuân Dũng cho biết tại họp báo thường kỳ do Chính phủ tổ chức chiều 5/8.
Theo đó, trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo trên, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Xuân Dũng cho biết, liên quan đến gói hỗ trợ tín dụng 120.000 tỷ đồng, qua tổng hợp, đến nay mới có 34/63 tỉnh thành có văn bản, công bố 78 dự án đủ điều kiện vay vốn ưu đãi trên cổng thông tin điện tử. Các ngân hàng đã giải ngân số tiền là 1.344 tỷ đồng, bao gồm: 1.295 tỷ đồng cho chủ đầu tư tại 12 dự án và 49 tỷ đồng cho người mua nhà tại 5 dự án.
Thời gian qua thực hiện Nghị quyết số 33 của Chính phủ, các ngân hàng đã triển khai Chương trình gói tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước trên thị trường trong các thời kỳ.
Hiện Ngân hàng Nhà nước đang xin ý kiến với các bộ, ban, ngành liên quan đến hồ sơ dự thảo Tờ trình, Nghị quyết điều chỉnh nội dung Chương trình 120.000 tỷ đồng tại Nghị quyết số 33/NQ-CP theo hướng giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng mua từ 3-5% (đối với khách hàng là chủ đầu tư thì giữ nguyên mức hỗ trợ 1,5-2%). Bộ Xây dựng đã có văn bản thống nhất với đề xuất của Ngân hàng Nhà nước để tạo điều kiện cho người mua nhà tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.
“Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng nay, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến đồng thuận với nội dung đề xuất của Ngân hàng Nhà nước và yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm hoàn thiện, trình phê duyệt Nghị quyết điều chỉnh nội dung chương trình 120 nghìn tỷ đồng.
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, khuyến khích thêm các ngân hàng thương mại tham gia cho vay nguồn vốn hỗ trợ 120 nghìn tỷ đồng và nới tín dụng, tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện các thủ tục nghiên cứu, xem xét tăng thời hạn nhà ở lãi suất cho vay, nguồn hỗ trợ 120 nghìn tỷ đồng. Thời hạn cho vay là 10-15 năm, lãi suất ưu đãi hơn, thấp hơn 3-5% so với ngân hàng thương mại thông thường, để hỗ trợ đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp”, ông Dũng thông tin.
Đề nghị Hà Nội và TP.HCM đẩy nhanh xây dựng nhà ở xã hội
Đề cập đến mục tiêu nhà ở xã hội trong năm 2024, ông Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, tính đến ngày 30/7/2024, theo tổng hợp báo cáo của các địa phương trong giai đoạn từ 2021 đến nay, trên địa bàn cả nước có 619 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 561.816 căn, trong đó: Số lượng dự án hoàn thành là 79 dự án với quy mô 40.679 căn; Số lượng dự án đã cấp phép, khởi công xây dựng là 128 dự án với quy mô 111.688 căn; Số lượng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư là 412 dự án với quy mô 409.449 căn.
Riêng 6 tháng đầu năm 2024, số lượng dự án đã hoàn thành có 8 dự án (04 dự án hoàn thành toàn bộ, 04 dự án hoàn thành 1 phần) với quy mô 3.136 căn; số lượng được cấp phép khởi công là 05 dự án với quy mô 8.468 căn; số lượng dự án đã có chủ trương đầu tư là 09 dự án, với quy mô 8.795 căn.
Mục tiêu theo đề án 1 triệu căn hộ đến năm 2030 được giao tại Nghị quyết số 01 của Chính phủ 05/01/2024, phấn đấu hoàn thành khoảng 130.000 căn hộ với 8 dự án quy mô khoảng 3.100 căn hộ đã hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2024, còn gần 100.000 căn hộ cần hoàn thành trong năm 2024. Bộ Xây dựng cũng đặt ra mục tiêu hoàn thành các dự án đã khởi công đúng tiến độ vào năm 2024. Đây là áp lực tiến độ rất lớn, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, bộ, ban, ngành, địa phương.
Trước áp lực trên, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương, khẩn trương quy hoạch, triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp đặt ra ở Chỉ thị 34 của Trung ương, triển khai thực hiện khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thứ hai, chỉ đạo, kiểm tra việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đảm bảo chất lượng, có đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các dịch vụ thiết yếu đối với các dự án nhà ở thương mại, khuyến khích nhà ở xã hội theo hướng mô hình xanh, sử dụng tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững.
Thứ ba, căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, có cơ chế, giải pháp cụ thể rút ngắn thủ tục hành chính để lập và phê duyệt dự án giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục bố trí xây dựng, hỗ trợ khuyến khích cho các doanh nghiệp triển khai đầu tư dự án tạo nguồn lực, nguồn cung của thị trường và tận dụng được nguồn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội. Tập trung, đôn đốc các chủ đầu tư đã khởi công xây dựng sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, đồng thời yêu cầu các dự án tiếp tục lựa chọn chủ đầu tư sớm khởi công xây dựng.
“Đề nghị hai thành phố Hà Nội và TP.HCM nâng cao trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thu hút, đẩy nhanh xây dựng phát triển nhà ở xã hội đảm bảo mục tiêu của đề án đặt ra”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nói./.
Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu tính đến cuối tháng 5/2024 tăng 0,39% so với cuối năm 2023, từ mức 4,55% lên 4,94%.
Một ngân hàng tư nhân lớn đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động, đưa lãi suất cho kỳ hạn 12-13 tháng lần đầu tiên vượt quá 5% sau nhiều tháng.
Ước tính sẽ có khoảng gần 50.000 tỷ đồng trái phiếu của nhóm sắp đáo hạn, do đó nhiều khả năng các ngân hàng sẽ tiếp tục gia tăng phát hành trái phiếu có kỳ hạn dài hơn để thay thế và mua lại những lô sắp đến hạn.
Mới đây, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - VietinBank (HoSE: CTG) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024.
Tới cuối quý II/2024, nợ vay tài chính của TTC Land là 3.008 tỷ đồng, chiếm 27,7% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 1.892 tỷ đồng và nợ vay dài hạn là 1.116 tỷ đồng.
Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố danh sách cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ, theo Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ 1/7.
BVBank vừa công bố danh sách cổ đông đang sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên. Hiện không có tổ chức nào góp vốn tại ngân hàng này mà chỉ có 9 cá nhân nắm gần 18% cổ phần đều nằm trong dàn lãnh đạo cấp cao.
Riêng trong quý II/2024, tài sản ngân hàng BIDV đã lập kỷ lục mới khi ghi nhận mức tăng 192.000 tỷ đồng. Đây là mức tăng mạnh chưa từng thấy và cũng giúp tài sản của ngân hàng thiết lập đỉnh mới.
Đến nay, đã có 10 ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý II/2024, bao gồm Techcombank, ACB, LPBank, SeABank, Vietbank, PGBank, BaoVietbank, NCB, VIB, và BVBank. Đáng chú ý, BVBank và VIB vừa công bố kết quả vào sáng ngày 29/7.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Tùng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2023-2028.