"Giá vàng" có lẽ là từ khóa hot nhất kể từ cuối năm ngoái cho đến nay. Mặt hàng kim loại này liên tục tăng cao và thiết lập mức đỉnh lịch sử mới khiến dân tình bàn tán sôi nổi. Đặc biệt, với những người vay nợ bằng vàng và sắp đến hạn phải trả, "nỗi đau" khi cảm nhận giá vàng tăng từng ngày càng rõ ràng hơn bao giờ hết.
Vẫn biết vay gì trả đó là quy luật hết sức bình thường. Tuy nhiên trước tình hình giá vàng tăng phi mã, không ít người liên tục than thở vì xót tiền, cũng như phải tìm cách xoay xở để mua vàng trả nợ.
Vào 3 năm trước, H.A (30 tuổi, Hà Nội) dự tính mua nhà nhưng lại không đủ tiền. Vì thế, cô nàng đã quyết định bán hết số vàng từng tích lũy trước đó, còn vay thêm 10 lượng vàng SJC từ người thân để không phải trả lãi ngân hàng. Thời điểm đó, giá vàng SJC là 60 triệu đồng/lượng.
Đến cuối năm 2023, đúng lúc giá vàng lập đỉnh liên tục thì họ hàng bất ngờ cần tiền gấp, H.A phải xoay xở mọi cách để mua lại số vàng đã vay lúc trước. Thời điểm đó, cô nàng đã tích trữ sẵn được 5 lượng vàng nên phải mua thêm 5 lượng vàng nữa với giá 78 triệu đồng/lượng.
Với mức giá khi vay, đáng lẽ ra H.A chỉ cần bỏ ra 300 triệu đồng là có được 5 lượng vàng, giờ phải trả hẳn 390 triệu đồng trong khi lãi suất ngân hàng lại giảm mạnh. H.A thở dài, may mà cô đã tích lũy được một nửa số vàng từ trước, không thì còn "lỗ" nặng hơn.
Trước tình hình giá vàng ngày càng tăng cao, H.A cũng vô cùng tiếc nuối khi đã không dồn tiền mua vàng, thay vì gửi tiết kiệm. Cô nàng cho biết: “Vì dự đoán giá vàng sẽ tăng nên mình vừa mua vàng sớm, vừa mang tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, chờ đến khi đáo hạn sẽ tiếp tục mua vàng. Thế nhưng chẳng ai đoán trước được giá vàng lại tăng nhanh và cao như thế. Tiền lãi ngân hàng không bù nổi một phần tiền lỗ vì mua vàng trả nợ”.
Tiến Đạt (28 tuổi, Hà Nội) cũng rơi vào tình trạng tương tự. Anh chàng 9x từng vay bạn bè 5 lượng vàng để mua nhà, mức giá thời điểm vay là 55 triệu đồng/lượng. Thời điểm vay, bạn bè nói với Đạt là không tính lãi, vay bao nhiêu trả bấy nhiêu. Nhưng thay vì đưa tiền mặt, bạn Đạt kêu anh mang số tiền này ra tiệm mua vàng rồi mới cho vay. “Mình đi vay nên đã chấp nhận yêu cầu này. Họ cũng nói rằng, nếu không cho mình vay tiền thì cũng đi mua vàng để tránh tiền bị mất giá”, Đạt chia sẻ thêm.
Đầu năm 2023, Đạt đến hạn trả vàng cho bạn bè. Khi đó, anh chàng mua vàng với giá 68 triệu đồng/lượng. Để trả hết nợ mua vàng, 9x đã phải chi tiêu tiết kiệm trong suốt một thời gian dài, đồng thời giảm bớt tối đa nhu cầu đi chơi cũng như cà phê mỗi tuần.
Tính ra, Đạt đã lỗ đến 65 triệu đồng sau lần vay mượn vàng này. May mắn là giờ nợ cũng đã trả xong, giá vàng hiện tại còn cao hơn cả khi trả. Nếu kéo dài đến giờ mới trả, số tiền lỗ còn tăng thêm. Đạt cho biết, thường thì khi vay vàng khó mà tính trước được tương lai rằng giá vàng sẽ tăng hay giảm. Lúc cần, có người cho vay mượn là quý lắm rồi nên anh cũng không tính toán nhiều.
Để tránh được tình trạng lỗ nặng khi giá vàng chạm đỉnh, nhà đầu tư nên mua vàng vào lúc giá cả thị trường đi xuống.
Theo H.A, cô nàng biết sẽ đến thời điểm cần phải trả lại vàng người thân nên đã chủ động tích lũy từ trước. Mỗi khi có tiền nhàn rỗi là cô nàng lại để riêng, cho vào một quỹ độc lập để mua vàng trả nợ. Trung bình mỗi tháng, H.A sẽ trích ra 20-30% thu nhập để cho vào quỹ này.
Thời điểm hiện tại, không ít người chia sẻ bản thân không thích vay vàng vì lo sợ cảnh phải trả nợ đúng thời điểm giá vàng tăng cao. Tuy nhiên, H.A khẳng định: “Riêng bản thân mình thì không ác cảm với những người cho vay bằng vàng, bởi có ai bắt mình vay đâu, vay hay không là quyền của mình mà. Dù là vay tiền hay vàng cũng phải tính đến chuyện trả lại. Mọi người có thể chọn mua vàng khi giá giảm thay vì chờ đợi giá tăng cao mới mua trả lại, sau đó lại đi trách móc người cho vay.
Như bản thân mình chẳng hạn, mình vay vàng để mua nhà nên không bị tính lãi suất. Nhờ đó, mình có nhà để ở và không phải trả tiền thuê nhà hàng tháng nữa, chưa kể giá nhà đất cũng tăng cao liên tục. Cứ tính như vậy thì cuối cùng mình vẫn lãi chứ không bị lỗ”.
Còn theo Tiến Đạt, trong trường hợp vay nợ thì vay vàng là tình thế bắt buộc bởi giá về lâu dài sẽ luôn tăng lên. Khi giá vàng giảm không phải ai cũng có tiền mua vào, đến khi tăng giá người cho vay đòi nợ vẫn bắt buộc phải trả. Cứ do dự như thế nên Đạt vay vàng từ năm 2021 nhưng mãi tới năm 2023 vẫn chưa có vàng để trả. Anh chàng cho rằng, vay vàng giống như một cuộc chơi, đã có chơi là phải có chịu./.
Danh mục các công trình dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm 2024 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 22 dự án với diện tích 2,08 ha đất; trong đó hầu hết là các dự án phát triển hạ tầng giao thông và giải phóng mặt bằng tại các khu nhà gỗ thuộc phường Chương Dương.
Sau 6 năm, tốc độ tăng giá trung bình của chung cư ở Hà Nội lên đến 70%, vượt cả TP.HCM nơi chung cư tăng giá 55%.
Ghi nhận, đường Vành đai 4 triển khai thi công khiến cho giá đất ven Hà Nội thời gian này sốt trở lại. Có những lô đất đã vọt lên trên ngưỡng 160 triệu đồng/m2.
Dự kiến tên gọi các phường, xã sau sắp xếp tại 8 quận, huyện, thị xã của TP Hà Nội.
Thông tin trên được Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đưa ra tại Báo cáo cập nhật về Công ty CP Vinhomes (mã: VHM) vừa được phát hành.
Trên thị trường bất động sản Sài Gòn, nguồn cung căn hộ đang khan hiếm và dự báo sẽ tiếp tục thiếu hụt thời gian tới. Phần lớn giỏ hàng là các dự án đều thuộc các phân khúc trung, cao cấp và siêu cao cấp.
TP. Hà Nội dự kiến xây đập tràn trên sông Hồng để lấy nước tạo dòng chảy tự nhiên, phục hồi sông Nhuệ, Đáy và Tô Lịch.
Nguồn cung sơ cấp hạn chế, nhu cầu thị trường cao, cơ sở hạ tầng phát triển và chất lượng cải thiện đã thúc đẩy sự gia tăng giá bất động sản, theo Savills Việt Nam.
Ngay khi thị trường bất động sản trên cả nước có dấu hiệu hồi phục thì đất nền tại TP.HCM cũng đã rục rịch tăng mạnh trở lại khiến nhiều chủ đất sẵn sàng “lật kèo” đền cọc để giữ đất lại.
Nếu áp dụng quy định như dự thảo nghị quyết thì các doanh nghiệp thuộc nhóm 30% đương nhiên có lợi thế hơn hẳn so với nhóm 70% doanh nghiệp còn lại, do được thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở có thể chiếm lĩnh thị trường.