om-gan-300ha-dat-chua-bai-dinh-dai-gia-xuan-truong-chay-y-nop-thue_1_20230206090458.jpg Bị TTCP chỉ ra nhiều sai phạm, ông chủ KDL Tam Chúc kinh doanh ra sao? (Ảnh minh họa).

Sai phạm tại KDL Tam Chúc

Dự án Khu du lịch Tam Chúc được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư tại Văn bản số 658/TTg-KTN ngày 11/5/2015. Tuy nhiên, cơ quan thanh tra xác định đến thời điểm thanh tra, UBND tỉnh Hà Nam chưa phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng để xác định cơ cấu sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính nhưng đã giao một phần diện tích đất cho chủ đầu tư là Công ty Xây dựng Xuân Trường thực hiện dự án (không đúng với quy định tại khoản 3, Điều 108 Luật đất đai năm 2013).

Bên cạnh đó, hàng lại sai phạm tại dự án hạ tầng kỹ thuật khu du lịch Tam Chúc cũng được TTCP chỉ ra.

TTCP đã có nhiều kiến nghị, trong đó cơ quan này đề xuất Thủ tướng chỉ đạo chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xử lý những tập thể, đơn vị, cá nhân có vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng đã nêu.

Trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.

Lợi nhuận thấp

Doanh nhân Tư nhân Xây dựng Xuân Trường (Công ty Xuân Trường) thành lập ngày 17/3/1993 tại Số 16, đường Xuân Thành, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình với người đại diện pháp luật kiêm Giám đốc là ông Nguyễn Văn Trường. Ngành nghề chính của công ty là “xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác”. Vốn ban đầu của Xuân Trường là 1.500 tỷ đồng.

Là một trong những “ông lớn” ngành xây dựng, khá bất ngờ khi Công ty Xuân Trường có lợi nhuận vô cùng khiêm tốn trong nhiều năm.

Năm 2021, Xuân Trường ghi nhận doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ là 1.201 tỷ đồng, giảm 1.059 tỷ đồng, tương đương 46,9% so với năm 2020. Do gánh tới 311 tỷ đồng thua lỗ khác nên kết quả là năm 2021, Xuân Trường chỉ đạt 481 triệu đồng lợi nhuận sau thuế, tăng nhẹ so với con số lãi 475 triệu đồng của năm 2020.

Bên cạnh doanh thu lao dốc trong đại dịch và lợi nhuận kém sắc, khả năng thanh toán trong ngắn hạn của Xuân Trường thời điểm này cũng gặp vấn đề.

Tại ngày 31/12/2021, tài sản ngắn hạn tại Xuân Trường 3.248 tỷ đồng, nợ ngắn hạn đạt 3.393 tỷ đồng. Như vậy, hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Xuân Trường hồi cuối năm 2021 (Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn) là 0,96.

Theo lý thuyết kế toán, hệ số này nhỏ hơn 1 thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn.

Bên cạnh đó, kết thúc năm 2021, hàng tồn kho của Xuân Trường tăng mạnh 1.387 tỷ đồng, tương đương 290% lên 1.865 tỷ đồng và chiếm 57,4% tài sản ngắn hạn và chiếm 39,3% tổng tài sản.

Trúng thầu

Dù kết quả kinh doanh 2021 kém sắc, mới đây, Xuân Trường vẫn được giao gói thầu gần 4.000 tỷ đồng.

Cụ thể, ngày 26/12/2022, Ban Quản lý Dự án Thăng Long đã phê duyệt Gói thầu số 11-XL: Thi công xây dựng đoạn Km514+300 - Km544+300 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công) thuộc dự án thành phần đoạn Hàm Nghi – Vũng Áng thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Liên danh nhà thầu trúng thầu là Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng Xuân Trường – Công ty cổ phần 471 – Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập. Giá trúng thầu là 3.776 tỷ đồng, tiết kiệm 5%.

Trước đó, trong năm 2022, Xuân Trường cũng đã trúng 2 gói thầu khác, bao gồm Gói thầu số 09: Thi công xây dựng (gồm cả chi phí đảm bảo giao thông, di chuyển thiết bị) trị giá 255 tỷ đồng của Bên mời thầu là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hà Nam và Gói thầu số 12: Thi công xây dựng công trình (không bao gồm điện chiếu sáng, trạm biến áp, cây xanh, hệ thống ATGT) trị giá 735 tỷ đồng với Bên mời thầu là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Ninh Bình.

P.V