may-bay-cua-hang-hang-khong-vietnam-airlines-1317.jpg

Các hãng bay thực hiện đúng quy định về kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá, không để xảy ra tình trạng tăng giá vé trái quy định.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2022. Theo đó, Vietnam Airlines đạt doanh thu thuần 19.471 tỷ đồng trong quý 4, tăng 112% so cùng kỳ năm trước (YoY); lỗ sau thuế 2.662 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 1.080 tỷ đồng.

Kết thúc năm 2022, Vietnam Airlines đạt 70.579 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 152,9% YoY. Lỗ sau thuế là 10.453 tỷ đồng trong khi năm trước đó là lỗ 12.907 tỷ đồng.

Năm 2020, Vietnam Airlines cũng ghi nhận thua lỗ lớn ở mức 10.927 tỷ đồng. Như vậy, qua 3 năm 2020-2021, Vietnam Airlines thua lỗ 34.287 tỷ đồng.

Tại thời điểm 31/12/2022, vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines đã âm 10.199 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là âm 34.200 tỷ đồng.

Căn cứ quý định tại điểm e khoản 1 Điều 120 tại Nghị định số 155/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Chứng khoán ngày 26/11/2019 như sau: “1. Cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:… e) Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét…”.

Do đó, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) lưu ý công ty về khả năng cổ phiếu HVN bị hủy niêm yết nếu báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 tiếp tục có lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ hoặc vốn chủ sở hữu là số âm.

Như vậy, cổ phiếu HVN bị hủy niêm yết tại sàn HOSE với xác suất lên đến 100% sau khi đơn vị này công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022.

Được biết, cổ phiếu HVN có phiên giao dịch đầu tiên tại sàn HOSE vào 7/5/2019 sau thời gian dài đăng ký giao dịch tại sàn UPCoM. Như vậy, cổ phiếu HVN sẽ quay lại giao dịch tại sàn UPCoM sau 4 năm vắng bóng.

Nguyễn Như