Thứ 6 ngày 29 tháng 3 năm 2024 / 6:21

Cùng bán vàng, DOJI và PNJ “khoe” lãi nghìn tỷ, riêng “ông lớn” SJC chỉ vỏn vẹn 48,5 tỷ đồng

Việc giá vàng miếng lập đỉnh lịch sử đã giúp các “ông lớn” vàng bạc ghi nhận doanh thu cao kỷ lục, từ đó mang về lãi lớn.
Cùng bán vàng | DOJI và PNJ “khoe” lãi nghìn tỷ | riêng “ông lớn” SJC chỉ vỏn vẹn 48 | 5 tỷ đồng | Cùng bán vàng, DOJI và PNJ “khoe” lãi nghìn tỷ, riêng “ông lớn” SJC chỉ vỏn vẹn 48,5 tỷ đồng | thị trường | doanh nghiệp | tiêu điểm | quy hoạch | hạ tầng | dự án | tài chính |

 

Năm vừa qua, nền kinh tế thế giới diễn ra trong bối cảnh có nhiều biến động, khó lường làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, lương thực toàn cầu.

Trong năm, các nền kinh tế cũng từng bước mở cửa trở lại, dù vẫn ghi nhận những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Đặc biệt, do phải đối mặt với áp lực lạm phát cao và kéo dài, nhiều nền kinh tế thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất điều hành, khiến hoạt động của các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó.

Mặc dù vậy, trong năm qua, trong khi hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, xây dựng, tiêu dùng, sản xuất… ở trong nước gặp khó khăn về vốn phải giải thể hoặc tạm dừng hoạt động hàng loạt thì nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vàng bạc đã tận dụng được cơ hội, đưa doanh nghiệp bứt tốc lên. Trong đó, phải kể đến loạt “ông lớn” vàng bạc DOJI, PNJ và SJC.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính mới công bố, trong năm qua, nhờ giá vàng miếng lập đỉnh lịch sử, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đã ghi nhận doanh thu tăng gần 10.000 tỷ đồng so với cùng kỳ, đạt hơn 27.150 tỷ đồng.

Đây là doanh thu cao nhất 9 năm qua của SJC, đồng thời vượt xa kế hoạch gần 18.760 tỷ đồng mà ban lãnh đạo đặt ra.

Theo báo cáo, năm qua, SJC lãi gộp 250 tỷ đồng, gần gấp đôi so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều biến động mạnh, khiến lãi sau thuế của doanh nghiệp này chỉ còn hơn 48,5 tỷ đồng.

Cùng bán vàng bạc, tuy nhiên, trong năm 2022, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã PNJ-HOSE) lại báo lãi lớn lên đến hơn 1.800 tỷ đồng.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính, năm 2022, doanh thu của PNJ đạt hơn 33.876 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 1.807 tỷ đồng, tăng lần lượt 73% và 76% so với năm 2021, vượt 31% chỉ tiêu doanh thu và 37% kế hoạch lợi nhuận.

Đồ hoạ: Cao Tuấn Việt

Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của PNJ đạt hơn 13.321 tỷ đồng, tăng hơn 25% so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền gấp 2,5 lần đầu kỳ lên 880 tỷ đồng, đồng thời công ty phát sinh khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 200 tỷ đồng; Đáng chú ý là hàng tồn kho tăng 20% lên gần 10.506 tỷ đồng, chiếm 79% tổng tài sản.

Trong khi đó, nợ phải trả của PNJ ở mức hơn 4.723 tỷ đồng, tăng gần 4% so với đầu năm - trong đó, khoản phải trả người lao động gấp 2,3 lần là hơn 890 tỷ đồng.

Không thua kém, Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI ngày 31/3/2023 đã có văn bản gửi tới Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính năm 2022, trong đó “khoe” mức lãi 1.000 tỷ đồng (tăng 336% so với năm 2021).

Dữ liệu được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới công bố cho thấy, trong năm 2022 vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này đã tăng thêm hơn 1.000 tỷ đồng từ mức 5.332 tỷ đồng của năm 2021 lên 6.361 tỷ đồng vào cuối năm 2022.

Tuy nhiên, đi cùng với việc tăng vốn chủ sở hữu thì hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu cũng tăng mạnh tương ứng từ 1.86 lên 1.95 lần.

Theo báo cáo, đến ngày 31/12/2023 dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này đã giảm mạnh từ mức 0.72 lần xuống còn 0.10 lần.

Đáng chú ý, trong năm qua, khi mà nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động do tác động của hậu đại dịch Covid -19 và lãi suất tăng cao thì “ông lớn” vàng bạc này thu về mức lợi nhuận sau thuế tăng đột biến tới 336% so với năm 2021.

Cụ thể, theo số liệu tính đến ngày 31/12/2022, trong năm qua “ông lớn” vàng bạc đá quý này thu về hơn 1.000 tỷ đồng tiền lợi nhuận sau thuế. Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái con số này chỉ có hơn 233 tỷ đồng.

Do mức thu lời mang về cao cho nên trong năm qua tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) cũng tăng mạnh, từ mức 5.02% năm 2021 lên 17.39% trong năm 2022.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2022, cả nước có 143.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Như vậy trung bình có mỗi ngày có khoảng 400 doanh nghiệp đóng cửa. Trong 143.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2022 gồm có: 73.800 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 34,3% so với năm 2021); 50.800 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, (tăng 5,5%); 18.600 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 11,2%).

Theo: nhipsongthoidai.com.vn copy https://nhipsongthoidai.com.vn/cung-ban-vang-doji-va-pnj-khoe-lai-nghin-ty-rieng-ong-lon-sjc-chi-von-ven-485-ty-dong-2195.htm

Tin liên quan