Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi các sở, ngành, đơn vị liên quan về việc lấy ý kiến thẩm định hồ sơ dự án Khu đô thị mới Cam Lâm do Công ty cổ phần Tập đoàn Ecopark đề xuất.
Trước đó, ngày 17/9, đơn vị này nhận được hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị mới Cam Lâm của Công ty CP Tập đoàn Ecopark (Ecopark).
Theo đề xuất, dự án có quy mô dự kiến hơn 100 ha gồm các hạng mục: nhà ở liền kề, biệt thự, chung cư hỗn hợp; đất thương mại dịch vụ; đất giáo dục, thể dục thể thao; đất văn hóa; đất cây xanh công cộng... và các loại đất khác.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu nội dung, ranh giới đề xuất của nhà đầu tư tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, Sở Kế hoạch và Đầu tư Khánh Hoà cho biết, địa điểm dự án Công ty CP Tập đoàn Ecopark đề xuất có diện tích trùng với đề xuất dự án Khu đô thị hỗn hợp Cam Lâm do Công ty Tập đoàn C.E.O đề xuất (đang được Sở Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến thẩm định đề xuất).
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, việc nhiều nhà đầu tư đề xuất dự án tại cùng vị trí và cùng thời điểm theo hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, hiện chưa được pháp luật quy định về trình tự lấy ý kiến.
Do đó, để có cơ sở đánh giá phương án đề xuất khả thi cho dự án, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục gửi hồ sơ của Ecopark và đề nghị các cơ quan, đơn vị tham gia ý kiến các nội dung liên quan thuộc thẩm quyền.
Được biết, khu đất mà 2 tập đoàn trên cùng nhắm đến nằm trong đô thị mới Cam Lâm, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch đến năm 2045 vào đầu năm nay.
Theo phê duyệt, đô thị mới Cam Lâm có diện tích gần 54.700ha và quy mô dân số khoảng 320.000 người vào năm 2030, dự kiến tăng lên 770.000 người vào năm 2045.
Tại quy hoạch này, xã Cam Hải Đông sẽ trở thành khu du lịch - dịch vụ - đô thị ven biển và là cửa ngõ đường thủy của đô thị mới Cam Lâm./.
Buổi tiếp nhằm thông tin, giải thích, trả lời để người dân hiểu về công tác quy hoạch, trình tự, thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến việc triển khai dự án; chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động đầu tư xây dựng, hoạt động giao dịch giữa chủ đầu tư với khách hàng.
Việc thu hút nguồn vốn trong nhân dân để phục vụ hai dự án nêu trên, có thể thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ với mức lãi suất hấp dẫn để khuyến khích người dân tham gia.
Văn phòng UBND tỉnh Hoà Bình vừa có thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Chương về các dự án nhà ở chậm tiến độ trên địa bàn huyện Lương Sơn.
Theo tiết lộ, Công ty TNHH HTV Đại Phước sẽ mua tổng cộng 35% vốn dự án thông qua hai đợt. Đợt đầu tiên, Đại Phước mua 5% và thanh toán khoản tiền mặt 320 tỷ đồng.
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có quyết định bãi bỏ hai văn bản có liên quan đến dự án dự án bất động sản 1.800 tỷ đồng tại TP. Sầm Sơn và TP. Thanh Hóa.
Lãnh đạo tỉnh Bình Định cho biết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục hành chính, đất đai, giải phóng mặt bằng, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng, minh bạch để các doanh nghiệp đầu tư thành công.
Ngày 26/9/2024, tại lễ trao giải Dot Property Vietnam Awards 2024, giải thưởng cao nhất “Dự án của năm” đã gọi tên Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City (Phủ Lý, Hà Nam) do Sun Property (thành viên Tập đoàn Sun Group) phát triển.
Theo quy định, nếu người sử dụng đất muốn dành một phần để làm lối đi, thửa đất phải bảo đảm lối đi có chiều rộng mặt cắt ngang từ 3,5m trở lên tại phường, thị trấn và từ 4m trở lên tại các xã.
Hết hạn nộp hồ sơ 31/8/2024, chỉ có duy nhất một đơn vị đăng ký thực hiện dự án là Công ty CP Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land, mã chứng khoán: TAL).
Trong năm 2019, Tập đoàn Dabaco đã chuyển nhượng 104/110 lô đất tại dự án khu nhà ở Dabaco Lạc Vệ ở huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Tuy nhiên, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa kết luận, việc này là chưa đúng quy định của pháp luật.