Cụ thể, tại báo cáo trên, dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý ngành xây dựng của cả nước cho biết, tính đến 31/11/2023 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.022.532 tỷ đồng.
Trong đó, dư nơ tín đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác đứng đầu số tiền ngân hàng đổ vào với 355.565 tỷ đồng, tiếp đến là dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà là 283.876 tỷ đồng. Đứng thứ ba là dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa, nhà để bán, cho thuê là hơn 123.000 tỷ đồng…. Đơn vị tính: tỷ đồng
Theo Bộ Xây dựng, trong quý 4/2023, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã quyết tâm, nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế. Theo đó, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động (lãi suất huy độngvà lãi suất cho vay mới của các ngân hàng thương mại đã giảm khoảng hơn 2%/năm so với cuối năm 2022), đồng thời lãi suất cho vay mua nhà cuối năm của một số ngân hàng cũng giảm hơn so với năm 2022.
“Trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động điều hành và đạt được các chỉ tiêu, mục tiêu đặt ra, đó là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; thị trường tiền tệ ngoại hối về cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất giảm, theo đó đã ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản… Điều hành, giám sát, bảo đảm hệ thống các tổ chức tín dụng và thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối cơ bản ổn định và luôn trong tầm kiểm soát để ổn định kinh tế vĩ mô phát triển kinh tế - xã hội…”, Bộ Xây dựng cho biết.