Thứ 7 ngày 23 tháng 11 năm 2024 / 16:37

Bán hàng online - "Thiên đường" hàng giả và trốn thuế: Đã đến lúc định danh người bán hàng online!

Sắp tới, quy định về xác thực định danh cho người bán hàng trực tuyến sẽ được Bộ Công Thương bổ sung, nhằm tăng cường quản lý trong lĩnh vực thương mại điện tử.

doanh nghiệp | bán hàng online | Bộ Tài chính |

Bán hàng online - "Thiên đường" hàng giả và trốn thuế: Đã đến lúc định danh người bán hàng online!

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

Hơn 500 website, ứng dụng có dấu hiệu vi phạm

Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới, với mức tăng trưởng năm 2023 là 25%. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này kéo theo tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thất thoát thuế ngày càng tinh vi phức tạp. 

Chị Quyên (22 tuổi, Hưng Yên) chia sẻ, chị là 1 người hay mua sắm trên các sàn thương mại điện tử như Shopee hay Tiktok shop vì giá cả rẻ hơn so với siêu thị. Chị cũng bày tỏ qua những trải nghiệm mua sắm trên các sàn, việc mua sắm trực tuyến có nhiều rủi ro và hy vọng mọi người sẽ cẩn trọng hơn khi chọn mua sản phẩm khi mua hàng trực tuyến.

“Tôi đã từng mua phải mỹ phẩm giả, cụ thể là một lọ kem chống nắng với mức giá rất rẻ, được shop quảng cáo là đang flash sale tới 60%. 

Khi nhận được hàng, tôi không khỏi nghi ngờ vì mở nắp ra có mùi rất lạ, bên cạnh đó chất kem cũng rất lỏng, không giống video của shop test mẫu. Sau khi lên mạng tìm hiểu, tôi nhận ra sản phẩm mình mua là hàng giả. Tôi đã cố gắng liên hệ với shop nhưng không nhận được phản hồi. 

Trước khi mua, tôi cũng tìm hiểu khá kỹ, đọc các phản hồi từ người mua trước, hầu như là những bình luận tích cực và đánh giá 5 sao và shop cũng có vẻ uy tín với rất nhiều lượt theo dõi. Tuy nhiên, sau này, tôi mới nhận ra rằng những lượt đánh giá, phản hồi đó có thể đã được thuê”, chị Quyên chia sẻ.

Không riêng chị Quyên mà thực tế hiện nay nhiều người cũng đã từng gặp phải câu chuyện tương tự, do không nhận biết được sự khác biệt giữa hàng thật và hàng giả khi mua bán qua mạng.

Qua các vụ việc đó, các lực lượng quản lý thị trường (QLTT) kiểm tra và phát hiện cho thấy, các sản phẩm hàng giả, hàng nhái kinh doanh trên thương mại điện tử thường có giá rẻ, nhưng qua các phiên bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội giá trị sẽ nhân lên nhiều lần. Khi bị phát hiện, các đối tượng sẽ xoá và đổi tài khoản liên tục. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thu thuế trên thương mại điện tử.

Gần đây trên một số nền tảng mua sắm trực tuyến lớn như TikTok, Shopee... nở rộ livestream bán hàng với doanh số vài trăm triệu, hàng tỷ đồng mỗi phiên. Theo Hiệp Hội thương mại điện tử Việt Nam, bình quân mỗi tháng có 2,5 triệu phiên bán hàng livestream, với hơn 50.000 người bán tham gia. Tuy nhiên, các sai phạm liên quan đến hàng nhập lậu, hàng giả, trốn thuế diễn biến ngày càng phức tạp.

Bán hàng online -

Cụ thể, 8 tháng năm 2024, Cục thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ công thương đã chuyển thông tin hơn 500 website, ứng dụng có dấu hiệu vi phạm tới cơ quan Công an. Số vụ vi phạm trong thương mại điện tử bị xử lý tăng 2,4 lần, số tiền xử phạt tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Trong lĩnh vực thuế, trong 3 năm 2021-2023, Tổng cục Thuế đã xử lý hơn 22.000 trường hợp bán hàng online vi phạm nộp thuế, truy thu thuế gần 3.000 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm nay, cơ quan thuế cũng xử lý gần 4.600 trường hợp vi phạm, truy thu và phạt gần 300 tỷ đồng.

Bổ sung xác thực định danh người kinh doanh trực tuyến

Trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ và ngày càng có tác động lớn, đặc biệt đối với nhóm đối tượng trẻ, người cao tuổi, người dân sinh sống ở vùng nông thôn, vùng cao, vùng xa. Cụ thể, đã có khoảng 61 triệu người Việt Nam tham gia mua sắm qua thương mại điện tử, tỷ lệ cao nhất Đông Nam Á. 

Do vậy, việc tăng cường quản lý, theo dõi, giám sát hàng hóa trên môi trường mạng trở thành 1 nhiệm vụ cấp thiết; cần triển khai những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với hoạt động bán hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, các chính sách cần phải hướng tới tăng cường tính minh bạch để bảo vệ người tiêu dùng, xây dựng một thị trường lành mạnh và bền vững hơn.

Trước tình trạng đáng báo động đó, Bộ Công Thương cho biết sẽ sớm bổ sung sửa đổi chính sách quản lý thương mại điện tử, trong đó bổ sung quy định xác thực tài khoản người kinh doanh trực tuyến. 

Theo đó, Bộ công Thương sẽ sớm bổ sung quy định xác thực tài khoản người bán hàng cá nhân, cung cấp thông tin trên các website. Chị Quyên bày tỏ rất vui mừng và cảm thấy yên tâm khi quyết định này được đưa vào thực hiện: 

“Nếu quyết định này được thực hiện nghiêm, có sự kiểm tra, rà soát từ các Bộ, ngành, người mua hàng như chúng tôi cảm thấy rất yên tâm. Ít nhất khi mua hàng, người mua chúng tôi còn biết chủ shop là ai? Có đáng tin để yên tâm mua hàng hay không? Và tương tự, người bán cũng sẽ có trách nhiệm hơn vì họ đã được định danh và cơ quan chức năng sẽ phát hiện được họ là ai nếu có hành vi gian lận. Hoặc nếu trường hợp hàng hóa có vấn đề gì, người mua chúng tôi cũng có thể tìm đến chủ shop để yêu cầu bảo hành hoặc đổi trả’, chị Quyên nói. 

Đã có một số nền tảng kinh doanh trực tuyến bắt đầu yêu cầu định danh tài khoản người bán hàng. Đây là việc làm nhận được đánh giá cao từ phía người tiêu dùng.

Trong những năm gần đây, Bộ Công Thương đã áp dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo để phát hiện vi phạm.

Ông Ngô Tuấn Anh - Phó chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cho biết, tại Việt Nam cũng có 2 công cụ có thể sử dụng để xác thực đúng chủ thể; đó là thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử và ứng dụng VNeID cấp độ hai.

Trong khi số lượng giao dịch rất lớn trong khi nguồn nhân lực để giám sát, xử lý còn mỏng, thì áp dụng công nghệ là hướng đi không thể khác, trong đó xác thực tài khoản sẽ là giải pháp hữu hiệu, giúp tăng cường trách nhiệm của cả người bán hàng, nền tảng cung cấp dịch vụ, xây dựng môi trường thương mại điện tử lành mạnh./.

Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn copy https://kinhdoanhvaphattrien.vn/dinh-danh-nguoi-ban-hang-chong-hang-gia-chan-tron-thue-voi-thuong-mai-dien-tu-39687.html

Tin liên quan