Kết quả hoạt động cho thấy, trong quý vừa qua, VietinBank ghi nhận thu nhập lãi thuần 15.339 tỷ đồng, cao hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Một số mảng kinh doanh khác của nhà băng cũng ghi nhận con số khả quan với 1.886 tỷ đồng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, 1.186 tỷ đồng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, 151 tỷ đồng cho thu nhập từ góp vốn mua cổ phần.
Song, nhà băng ghi nhận lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư tới 33,5 tỷ đồng, trái ngược với lãi 1,9 tỷ của với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động chứng khoán kinh doanh chỉ vỏn vẹn 24,6 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 1/8 so với quý II/2023 (201,5 tỷ đồng). Lãi thuần từ hoạt động khác giảm gần 40%, ghi nhận 1.087 tỷ đồng. Chi phí hoạt động của VietinBank trong quý vừa qua cũng ghi nhận tăng, đưa lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng quý II của nhà băng này ghi nhận 14.567 tỷ đồng (tương đương mức tăng khoảng 12% so với quý II/2023).
Mặt khác, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của VietinBank trong quý II/2024 tăng thêm 1.338 tỷ đồng (tương đương 21%) so với cùng kỳ 2023, ăn mòn lợi nhuận lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong quý II/2024 ghi nhận 5.409 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ so với 5.263 tỷ đồng của quý II năm ngoái.
Lũy kế nửa đầu năm nay, VietinBank ghi nhận thu nhập lãi thuần 30.513 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế 12.960 tỷ đồng và sau thuế 10.411 tỷ đồng. Khoản chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng quốc doanh là 15.865 tỷ đồng, tăng 20% so với 2 quý đầu năm 2023.
Có thể thấy, VietinBank đang dành nhiều hơn cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng dù tỷ lệ nợ xấu/tổng dự nợ vẫn ở mức thấp. Trong 2 quý đầu năm nay, nhà băng ghi nhận khoản cho vay khách hàng 1.571 tỷ đồng, tăng nhẹ 6,6% đồng so với cuối năm 2023.
Về chất lượng nợ cho vay, dù khoản nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) đã giảm từ 9.378 tỷ đồng xuống 7.845 tỷ đồng, tuy nhiên, đáng chú ý, loại nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) đã tăng tới 2,8 lần lên 13.456 tỷ đồng. Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) cũng ghi nhận mức tăng từ 2.508 tỷ đồng lên 3.344 tỷ đồng.
Như vậy, tổng nợ xấu (nợ nhóm 3-5) của VietinBank hết ngày 30/6/2024 đã ghi nhận 24.645 tỷ đồng, tăng 48% so với cuối năm ngoái (16.608 tỷ đồng).
Tới cuối quý II/2024, nợ vay tài chính của TTC Land là 3.008 tỷ đồng, chiếm 27,7% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 1.892 tỷ đồng và nợ vay dài hạn là 1.116 tỷ đồng.
Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố danh sách cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ, theo Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ 1/7.
BVBank vừa công bố danh sách cổ đông đang sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên. Hiện không có tổ chức nào góp vốn tại ngân hàng này mà chỉ có 9 cá nhân nắm gần 18% cổ phần đều nằm trong dàn lãnh đạo cấp cao.
Riêng trong quý II/2024, tài sản ngân hàng BIDV đã lập kỷ lục mới khi ghi nhận mức tăng 192.000 tỷ đồng. Đây là mức tăng mạnh chưa từng thấy và cũng giúp tài sản của ngân hàng thiết lập đỉnh mới.
Đến nay, đã có 10 ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý II/2024, bao gồm Techcombank, ACB, LPBank, SeABank, Vietbank, PGBank, BaoVietbank, NCB, VIB, và BVBank. Đáng chú ý, BVBank và VIB vừa công bố kết quả vào sáng ngày 29/7.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Tùng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2023-2028.
Gần đây, hàng loạt ngân hàng như: MSB, OCB, Eximbank, MB, HDBank, VPBank, LPBank... đã công bố “danh tính” cổ đông sở hữu 1% cổ phần.
7 tháng đầu năm nay, ngành kinh doanh bất động sản hút hơn 2,87 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, chiếm gần 16% tổng vốn đăng ký, tăng 78% so với cùng kỳ.
Tính đến ngày 28/6, Công ty cổ phần Sovico - doanh nghiệp có liên quan đến nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là cổ đông duy nhất nắm hơn 5% cổ phần của HDBank khi đang sở hữu 417,7 triệu cổ phiếu HDB, tương đương 14,27% vốn điều lệ.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Gelex (mã cổ phiếu: GEX) hiện đang sở hữu 85,5 triệu cổ phiếu, tương đương 4,9% vốn tại Ngân hàng Eximbank (mã cổ phiếu: EIB).