Ảnh minh họa.
Theo Báo cáo của Ban Cán sự đảng UBND Thành phố Hà Nội, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8 tháng năm 2022 đạt nhiều kết quả khả quan so với cùng kỳ năm 2021.
Ngân sách Thành phố vẫn bảo đảm kinh phí hoạt động của các cấp, các ngành, thực hiện các chính sách an sinh xã hội; phòng chống, xử lý, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; giải quyết các vấn đề bức xúc dân sinh và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn lũy kế đến hết ngày 20/8 là 219.126 tỷ đồng, đạt 70,3% dự toán, bằng 109,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, thu nội địa đã thực hiện đạt 200.618 tỷ đồng, bằng 69,5% dự toán, bằng 108,2% so với cùng kỳ, bao gồm: Thu từ khu vực sản xuất kinh doanh là 99.727 tỷ đồng, đạt 73,6% dự toán, bằng 115,5% so với cùng kỳ. Dự báo, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2022 ước thực hiện là 342.365 tỷ đồng, đạt 109,9% dự toán, bằng 105,8% so với thực hiện năm 2021.
Tuy nhiên, một số khoản thu ngân sách trên địa bàn đạt thấp, nhất là khoản thu về nhà, đất, thu đấu giá quyền sử dụng đất; 8 tháng đạt 11.055 tỷ đồng, bằng 41,5% dự toán. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư còn thấp. Một số đơn vị dự toán chưa chủ động triển khai nhiệm vụ được giao ngay từ đầu năm.
Tổng chi ngân sách địa phương lũy kế đến hết ngày 20/8 là 40.309 tỷ đồng, mới đạt 37,7% dự toán năm và bằng 106,6% so với cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển đã thực hiện 13.843 tỷ đồng, đạt 27,1% dự toán và bằng 110,5% so với cùng kỳ.
Theo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, kết quả chi đầu tư xây dựng cơ bản còn thấp là vấn đề các cấp, các ngành phải tập trung tháo gỡ trong thời gian tới; coi đây là giải pháp mang tính động lực đối với tăng trưởng từ nay đến năm 2025.
Đối với đấu giá đất, Bí thư Thành ủy khẳng định, phải tập trung tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy tiến độ, nhưng quan trọng nhất là phải quản lý chặt chẽ không để xảy ra thông thầu, tham ô, tham nhũng trong đấu giá đất.
Ông Đinh Tiến Dũng cũng tin tưởng, với sự tập trung cao độ, quyết tâm cao, Thành phố sẽ hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, trong đó có các chỉ tiêu về thu, chi ngân sách, phấn đấu thu ngân sách cả năm 2022 vượt 5% dự toán HĐND Thành phố giao.
Xuân Hưng
Ngân hàng và khách hàng – đối tượng đi hỗ trợ và đối tượng được nhận hỗ trợ đều đang gặp những khó khăn riêng. Điều này khiến cho gói hỗ trợ lãi suất 2% đến nay vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả.
Tính đến ngày 20/8/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt gần 16,8 tỷ USD, bằng 87,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Người được xác minh tài sản, thu nhập tại mỗi đơn vị được lựa chọn ngẫu nhiên bằng hình thức bốc thăm. Theo kế hoạch, năm 2022, Thanh tra TP sẽ tiến hành xác minh tại 12/131 đơn vị.
Việt Nam tiếp tục là thị trường ô tô xếp thứ tư trong khu vực Đông Nam Á về cả lượng xe tiêu thụ lẫn lượng xe xuất xưởng trong nửa đầu năm 2022.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản ra mắt nhiều loại hình sản phẩm thì nhà phố/biệt thự tại TP Hồ Chí Minh vẫn giữ được sức hút lớn.
Theo Bộ Tài chính, ước thanh toán vốn kế hoạch năm 2022 từ đầu năm đến 31/8/2022 là 212.227,28 tỷ đồng, đạt 35,49% kế hoạch và đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh trực tiếp chỉ đạo, điều hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch chung, quy hoạch vùng huyện.
Dự án đường Hồ Chí Minh, đoạn Chơn Thành - Đức Hòa đã kéo dài rất lâu (từ năm 2007) đến nay vẫn chưa thực hiện, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân bị giải tỏa.
Vừa qua, một số hộ gia đình sinh sống bên cạnh công trường ga S9 và S11, dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) Nhổn - ga Hà Nội, đã phản ánh việc nhà bị lún, nứt.
Hệ số điều chỉnh giá đất để lập phương án bồi thường đất ở đô thị năm 2022 tại TP Thủ Đức và các quận tăng từ 3-15 lần, hệ số điều chỉnh cho đất ở của 5 huyện ngoại thành từ 8-15 lần bảng giá đất do TP Hồ Chí Minh ban hành.