CTCP Tập đoàn Hà Đô (mã HDG) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023. Theo đó, Hà Đô đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 3.225 tỷ đồng, giảm 9,9% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế dự kiến 971 tỷ đồng, giảm 28,7% so với thực hiện trong năm 2022.
Ngoài ra, HĐQT công ty sẽ trình cổ đông thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2022 và kế hoạch chi trả cổ tức năm 2023.
Cụ thể, Hà Đô có phương án trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 25% từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (lũy kế đến cuối năm ngoái hơn 1.391 tỷ đồng). Năm 2023, doanh nghiệp dự kiến tỷ lệ chi trả cổ tức là 20% vốn điều lệ.
Cũng tại địa hội lần này, HĐQT công ty trình cổ đông tiếp tục triển khai chương trình chào bán cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) trong năm 2023, chương trình đã được phê duyệt ngày 4/11/2021. Nguyên nhân là do năm 2022, HĐQT chưa lựa chọn được thời điểm phù hợp để triển khai việc phát hành cổ phiếu.
Theo kế hoạch đã được thông qua trước đó, Hà Đô dự kiến chào bán cổ phiếu ESOP theo tỷ lệ tối đa không vượt quá 1% tổng số cổ phần đang lưu hành tại thời điểm phát hành. Giá chào bán không thấp hơn mệnh giá.
Về định hướng kinh doanh, đối với lĩnh vực bất động sản, năm 2023, công ty đẩy mạnh hoá giải các tồn tại thủ tục pháp lý tại các dự án, phát triển mạnh các dự án mới chống đứt gãy chuỗi sản phẩm và việc làm. Tập trung nghiên cứu các vùng có định hướng phát triển của Hà Nội và TP. HCM với mục tiêu dự kiến phát triển thành công tối thiểu 2 dự án.
Đối với lĩnh vực năng lượng, tập trung công tác bổ sung quy hoạch và chuẩn bị đầu tư cho các dự án điện gió, đặc biệt là các dự án EaHleo, Phước Hữu… để sớm có dự án mới được triển khai. Dành nguồn lực ưu tiên tìm kiếm phát triển thêm các năng lượng tái tạo trên địa bàn các tỉnh như Ninh Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Lạng Sơn, Khánh Hoà.
Đất Xanh Service đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu hợp nhất đạt 3.800 tỷ đồng, giảm 8% so với thực hiện năm 2022.
Theo kết quả khảo sát PCI 2022, khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang gặp phải là tiếp cận tín dụng. Đáng nói, trong năm 2022, tiếp cận tín dụng đã trở thành mối lo lớn nhất với khoảng 55,6% doanh nghiệp.
Không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường, “ông lớn” bất động sản này đã có một năm kinh doanh khá khó khăn.
Từ ngày 08/4/2023 đến ngày 10/4/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát; thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương.
Nếu như mấy năm trở lại đây, Novaland từng nhiều năm liền là á quân trong danh sách này thì năm nay Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long đã vươn lên thế chân vào vị trí trên.
Sau khi mua lại lô trái phiếu trên, DIG Corp chỉ còn dư nợ của 2 lô trái phiếu DIGH2124002 và DIGH2123003.
Theo báo cáo, năm 2022, BIM Land lãi sau thuế đạt 1.745 tỷ đồng, bằng 84% cùng kỳ năm 2021 (đạt 2.069 tỷ đồng).
Các doanh nghiệp có giá trị phát hành riêng lẻ lớn trong quý, gồm: Công ty TNHH Phát triển đô thị Hưng Yên với 7.200 tỷ đồng, CTCP Đầu tư kinh doanh và phát triển Đô thị Ngôi Sao Phương Nam với 4.695 tỷ đồng…
Công ty Cổ phần Tập đoàn Gelex (mã chứng khoán: GEX) vừa công bố đã nhận được đơn từ nhiệm vị trí thành viên Hội đồng quản trị của Tập đoàn. Cụ thể là ông Nguyễn Hoa Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Nguyễn Trọng Tiếu, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2021 - 2026 xin nghỉ vì lý do cá nhân.
Dù lên kế hoạch lợi nhuận/vốn đạt 30% trở lên nhưng năm 2021, chỉ tiêu này tại NHS Group - ông chủ dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn chỉ là… 0,25% sau khi doanh thu và lợi nhuận cùng giảm khoảng 96% sau 5 năm. Bên cạnh đó, NHS Group còn cầm cố tài sản liên quan dự án Trung Văn.