Việc 2 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông là Cam Lâm – Vĩnh Hảo và Diễn Châu – Bãi Vọt được đưa vào khai thác sẽ góp phần mở ra không gian phát triển mới cho các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ.
Theo Thủ tướng, tuyến đường cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt được đưa vào khai thác sẽ kết nối thông tuyến cao tốc từ TP.HCM đến TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và từ Hà Nội đến TP. Vinh, tỉnh Nghệ An, giúp giảm tải áp lực giao thông cho tuyến Quốc lộ 1, rút ngắn thời gian di chuyển, nâng cao an toàn khai thác, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải, du lịch, giao lưu văn hóa, xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, kích cầu tiềm năng du lịch các tỉnh Khánh Hòa, Nghệ An và các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển hạ tầng giao thông là một trong ba đột phá chiến lược, trong đó đột phá về giao thông có nhiều ý nghĩa: giao thông đi đến đâu mở ra không gian phát triển đến đấy, giảm chi phí logistics; rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương; tạo ra những giá trị mới cho sự phát triển của đất nước.
Để tạo bước đột phá này, Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ rất quyết tâm triển khai phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo đúng tinh thần thần “vượt nắng, thắng mưa” “tăng ca, tăng kíp”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, ý chí kiên cường”.
Thủ tướng cho biết, hiện cả nước đang triển khai một loạt các tuyến cao tốc huyết mạch như: cao tốc Bắc – Nam phía Đông, cao tốc Bắc – Nam phía tây, tuyến cao tốc Tây Nguyên – duyên hải Nam Trung Bộ; các tuyến cao tốc trục ngang Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay, chỉ tính riêng tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông chúng ta đã khai thác được 1.186,5km và tổng chiều dài các tuyến cao tốc trên cả nước đang khai thác là hơn 2.000 km. Đồng thời đang tập trung triển khai đầu tư xây dựng để đưa vào khai thác đến cuối năm 2025 khoảng 1000km cao tốc.
“Đây là một thành tích rất đáng trân trọng và với đà xây dựng được duy trì như hiện nay thì đến năm 2025 chúng ta sẽ có 3.000 km đường cao tốc, năm 2030 cả nước có 5.000 km đường cao tốc”, Thủ tướng cho biết.
Đối với 2 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông là Cam Lâm – Vĩnh Hảo và Diễn Châu – Bãi Vọt được triển khai theo hình thức PPP, Thủ tướng ghi nhận nỗ lực, cố gắng của các nhà đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu các cơ quan và địa phương liên quan trong việc vượt qua rất nhiều khó khăn về như: giải phóng mặt bằng, biến động giá nguyên, nhiên vật liệu; huy động vốn tín dụng… Đặc biệt là người dân địa phương có dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông đi qua đã vì lợi ích chung, nhường tư liệu sản xuất là “bờ xôi ruộng mật”, nhà ở để phục vụ thi công.
Thủ tướng nêu một số bài học trong phát triển hạ tầng giao thông. Đó là càng khó khăn, càng phải quyết tâm, nỗ lực phải lớn; bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đó, giải quyết ngay tại công trường các khó khăn, vướng mắc (bản thân Thủ tướng đã 3 lần trực tiếp vào 2 dự án để nhìn tận mắt, nghe tận tai để nắm bắt chính xác vướng mắc, khó khăn để có giải pháp đúng, sát thực); huy động đa dạng hoá các nguồn vốn, sử dụng linh hoạt các công cụ luật pháp, dám nghĩ, dám làm; tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, đặt địa vị của mình vào vị trí của nhân dân…
“Các địa phương cần chủ động huy động nguồn lực để hoàn thiện các nút giao, các tuyến kết nối cao tốc để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng địa phương”, Thủ tướng chỉ đạo.
Theo ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT, Dự án cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo và Dự án cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt là 2 trong 3 dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 được triển khai theo phương thức PPP được ký kết năm 2021, đánh dấu sự thành công đầu tiên của mục tiêu cụ thể hóa cơ chế “nhà nước và nhân dân cùng làm” tại dự án cao tốc huyết mạch của cả nước.
Đặc biệt, việc khai thác 2 dự án thành phần cao tốc: Diễn Châu – Bãi Vọt và Nha Trang – Cam Lâm sẽ làm “liền mạch” 2 phân đoạn quan trọng nhất đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông là Hà Nội – Vinh và TP.HCM – Nha Trang.
Theo ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, với vai trò là địa phương cầu nối nhiều vùng kinh tế quan trọng đất nước, Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc – Nam, đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo khi được đưa vào khai thác sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của của tỉnh Ninh Thuận cũng như của Bình Thuận và Khánh Hoà.
“Đây là mơ ước nhiều đời của người dân, là động lực tăng trưởng mới và mở ra một không gian phát triển trong việc khai thác các tiềm năng, thu hút nhà đầu tư vào tỉnh, góp phần hiện thực hoá Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, ông Trần Quốc Nam cho biết.
Dự án cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo có tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, được khởi công từ tháng 9/2021. Tuyến đường thuộc Dự án có chiều dài 79 km với quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17 m, kết nối tuyến cao tốc Bắc – Nam khác là Nha Trang – Cam Lâm (khai thác từ tháng 5/2023) và Vĩnh Hảo – Phan Thiết (khai thác từ tháng 5/2023).Dự án cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt có tổng mức đầu tư 11.157 tỷ đồng, được khởi công từ tháng 5/2021, có quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17 m, kết nối đoạn tuyến cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu (khai thác từ tháng 9/2023) và tuyến cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi (dự kiến thông xe vào tháng 12/2025).
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh lưu ý các sở, ngành và quận, huyện, thị xã cần ứng trực, xử lý kịp thời, nhanh gọn, hiệu quả các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân và doanh nghiệp…
Với tính chất là trung tâm của huyện Sóc Sơn, khu vực quy hoạch gồm các chức năng: hành chính đô thị, quảng trường, công viên cây xanh đô thị, các khu trung tâm thương mại tài chính và dịch vụ, bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim...
Giai đoạn 2024-2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ; đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Trong năm 2024, quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ tập trung giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng một số dự án: Cải tạo và mở rộng theo quy hoạch đường Nguyễn Tuân; Dự án tu bổ và tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây; Triển khai giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 2,5 đoạn đường từ Nguyễn Trãi (Quốc lộ 6) cho đến Đầm Hồng.
Dự kiến, dự án Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long (đoạn từ đường Vành đai 3,5 đến đường kênh Đan Hoài) sẽ bắt đầu rót vốn với số lượng là 150 tỷ đồng.
Dự án Khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch tại xã Thanh Phú do Liên danh Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển DB - Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecopark làm chủ đầu tư vừa được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng 201 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án.
Chính phủ vừa thống nhất thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 – đơn vị vận hành tuyến Metro số 1 vừa cập nhật phương án mới nhất trong kế hoạch vận hành đoàn tàu này. Theo đó, sẽ có 7 đoàn tàu được khai thác trước từ 1/7/2024.
Trong năm 2024, Hà Nội sẽ khởi công một loạt công trình giao thông trọng điểm, gồm: Cầu Thượng Cát, cầu Vân Phúc qua sông Hồng, đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường nối Mỹ Đình - Bái Đính. Tổng vốn đầu tư các dự án trên là hơn 15.000 tỷ đồng.
Nhiều khu dân cư, khu nhà ở, khu đô thị lớn tiếp tục được các tỉnh thông báo tìm nhà đầu tư hoặc công bố nhà đầu tư đăng ký; trong đó nhiều dự án chỉ có duy nhất một nhà đầu tư nộp hồ sơ.