Ngân hàng TMCP Việt Á – VietABank (mã VAB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2023 với kết quả kinh doanh không mấy khả quan.
Cụ thể, hoạt đông kinh doanh ngoại hối bất ngờ lỗ hơn 600 triệu đồng trong khi cùng kỳ năm trước, mảng này vẫn lãi gần 4 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác giảm mạnh tới gần 92%, xuống còn vỏn vẹn 21 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, mảng tín dụng vẫn khá khả quan khi mang về cho ngân hàng khoản thu nhập lãi thuần 446 tỷ đồng, tăng mạnh tới 77% so với cùng kỳ năm trước. Lãi từ hoạt động dịch vụ đạt hơn 12 tỷ đồng, tăng trưởng 50%.
Tổng thu nhập hoạt động trong kỳ của ngân hàng ở mức 499 tỷ đồng, giảm 3,2% so với quý trước trong khi tổng chi phí hoạt động lại tăng mạnh tới 26,4% khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng chỉ còn 275 tỷ đồng, giảm 18,6% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, trong quý 1/2023, VietABank phải trích lập dự phòng 30 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước, ngân hàng được hoàn nhập hơn 1 tỷ đồng.
Theo đó, kết thúc quý 1/2023, VietABank ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 245 tỷ đồng, giảm mạnh 27,7% so với con số đạt được cùng kỳ năm trước.
Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của VietABank tới thời điểm cuối tháng 3/2023 chỉ còn gần 94,8 nghìn tỷ đồng, giảm tới 9,8% so với đầu năm, nguyên nhân chủ yếu là do giảm ở tiền gửi tại các TCTD khác (giảm tới 69%).
Các khoản lãi, phí phải thu tăng 400 tỷ, tương đương gần 6,9% so với đầu năm, lên 6.278 tỷ đồng, chiếm 6,6% tổng tài sản ngân hàng.
Cho vay khách hàng ở mức hơn 66,6 nghìn tỷ đồng, tăng 6,6% so với đầu năm. Tiền gửi của khách hàng tăng 9,8%, đạt gần 77,1 nghìn tỷ đồng.
Về chất lượng tài sản, đến cuối tháng 3/2023, VietABank đang có 953 tỷ đồng nợ xấu nội bảng, không có nhiều biến động so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/cho vay ở mức 1,43%.
Ngày 28/4 tới, VietABank sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023. Năm nay, ngân hàng dự kiến lợi nhuận trước thuế đạt 1.275 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với kết quả đạt được trong năm 2022.
Tổng tài sản đến cuối năm nay dự kiến đạt 112,7 nghìn tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá ước đạt 82,1 nghìn tỷ đồng, tăng 17%, dư nợ tín dụng đạt gần 71,3 nghìn tỷ đồng, có thể thay đổi phụ thuộc theo hạn mức tăng trưởng tín dụng do Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.
Riêng cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản của Techcombank đến cuối tháng 3 đã đạt 147,9 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh tới 35,9% so với đầu năm và chiếm tới 31,8% tổng cho vay khách hàng.
Trước đây HDBank đã thành công trong thương vụ nhận sáp nhập Ngân hàng Đại Á. Sau đó, HDBank đã từng định nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank).
Cùng với một số đối tượng ưu tiên, những người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức... là những đối tượng được vay vốn mua nhà xã hội từ gói 120.000 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính sớm hoàn thiện hồ sơ, phương án giảm 2% thuế VAT, giảm tiền thuê đất… để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định...
Theo ông Đỗ Minh Phú, Tập đoàn DOJI đã tất toán toàn bộ trái phiếu tại chứng khoán ORS vào cuối năm ngoái.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 của Novaland, MB hiện đang là chủ nợ lớn thứ hai của doanh nghiệp với 9.428 tỷ đồng.
Để thực hiện việc trên, tờ trình đề nghị cổ đông tiếp tục giao và uỷ quyền cho HĐQT thực hiện và hoàn tất các công việc liên quan như Nghị quyết số 25 ngày 23/8/2022 đã thông qua.
Báo cáo mới công bố cho thấy, tổng nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 3/2023 của TPBank là 2.497 tỷ đồng, tăng mạnh tới 84% so với cuối năm 2022.
Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu tích cực, khẩn trương tổ chức triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng để cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Đó là quy định tại Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do Ngân hàng Nhà nước mới ban hành.