Theo Savills, thị trường bất động sản năm 2022 chứng kiến nhiều biến động, cùng với đó chính sách thắt chặt tiền tệ thời điểm cuối năm càng khiến cho thanh khoản của thị trường bị suy yếu. Thị trường xuất hiện tình trạng giảm giá, bán cắt lỗ ở một số phân khúc, dự án.
Tuy nhiên, theo thống kê mới đây của Savills, mặt bằng giá bán căn hộ sơ cấp ở hai thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM vẫn ghi nhận tăng mạnh.
Thống kê của đơn vị này chỉ ra, nguồn cung sơ cấp trên thị trường căn hộ Hà Nội quý cuối năm 2022 đạt 20.333 căn, giảm 3% so với quý trước và giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Toàn bộ nguồn cung mới đến từ giai đoạn tiếp theo của 6 dự án hiện tại.
Tính cả năm 2022, nguồn cung căn hộ mới đạt mức thấp nhất trong 8 năm vừa qua. Hoạt động trầm lắng khi lượng giao dịch cả sơ cấp và thứ cấp chỉ đạt 2.890 căn, giảm 20% theo quý và 30% theo năm. Trong đó, 76% lượng giao dịch thuộc về căn hộ có giá tầm trung. Với tổng sản phẩm mới mở bán, tỷ lệ hấp thụ theo Savills chỉ đạt 28%.
Savills cho biết, trong quý vừa qua, giá bán căn hộ sơ cấp trung bình tại Hà Nội ghi nhận không có nhiều biến động nhưng tăng tới 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại TP.HCM, Savills cho biết, nguồn cung căn hộ sơ cấp trong năm 2022 ghi nhận khoảng 21.000 căn, tăng 84% so với năm ngoái. Nguồn cung mới chiếm 86%; trong đó, 80% nguồn cung mới đã ra mắt trong nửa đầu năm 2022.
Riêng quý 4, nguồn cung sơ cấp đạt 8.000 căn, tăng 20% so với quý trước và tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Hàng tồn kho chiếm 80% trong khi nguồn cung mới ghi nhận giảm mạnh.
Tổng lượng giao dịch căn hộ trong năm qua đạt 14.600 căn, tăng 55% theo năm. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 69%, mức thấp nhất trong 5 năm gần đây. Giá bán trung bình đạt 107 triệu đồng/m2 thông thủy, tăng 43% theo năm.
Riêng trong quý 4, giá bán trung bình đạt 125 triệu đồng/m2 thông thủy, mặc dù ổn định theo quý nhưng tăng 71% so với cùng kỳ năm 2021. TPHCM hiện không có căn hộ dưới 2 tỷ đồng. Căn hộ có giá từ 2 tỷ đến 5 tỷ đồng chiếm 68% lượng giao dịch. Đơn vị này cho biết, nhiều người mua bị ảnh hưởng bởi giá bán sơ cấp cao với khoảng 55% nguồn cung có giá từ 5 tỷ đến trên 10 tỷ đồng/căn.
Theo Savills, các chủ đầu tư đang khó khăn trong việc huy động vốn và các thủ tục pháp lý phức tạp, trong khi lạm phát và lãi suất tăng đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người mua.
Cũng theo Savills, để huy động vốn từ người mua, các chủ đầu tư áp dụng chiết khấu lên tới 40%. Hạn mức tăng trưởng tín dụng vào bất động sản bị thắt chặt và lãi suất cho vay tăng cao, chủ đầu tư áp dụng chính sách kéo dài thời hạn thanh toán lên đến ba năm. Lượng bán đến từ các dự án áp dụng các chính sách này chiếm khoảng 30% lượng bán trong quý 4/2022.
Bên cạnh các ưu đãi hỗ trợ bán hàng, nhưng người mua vẫn quan tâm về pháp lý và tiến độ xây dựng hơn là các chương trình ưu đãi. Khoảng 80% lương bán quý vừa qua đến từ các dự án có xây dựng tốt hoặc sắp bàn giao.
Cũng theo Savills, các chủ đầu tư tại TP.HCM trì hoãn việc mở bán mới khoảng 5.000 căn hộ cho đến năm 2023. Trong ngắn hạn, việc tín dụng tiếp tục bị hạn chế vào bất động sản và các doanh nghiệp bị giám sát chặt chẽ hơn trong việc phát hành trái phiếu, chủ đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Năm 2023, nguồn cung tương lai ước đạt 8.000 căn, giảm 60% so với năm 2022.
"Thị trường căn hộ TP.HCM sắp tới sẽ có nhiều điều thay đổi, nguồn cung căn hộ thiếu vắng phân khúc tầm trung thúc đẩy nhu cầu đến các khu vực lân cận", ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám Đốc, Savills Việt Nam nhận định.
Đến năm 2023, thị trường kỳ vọng sẽ có 1.200 biệt thự/nhà phố mới. Nguồn cung hạn chế do các chủ đầu tư gặp khó khăn trong huy động vốn và hoàn thiện thủ tục pháp lý. Các dự án đáng chú ý bao gồm các giai đoạn tiếp theo của The 9 Stellars, The Global City và Senturia An Phú. Tất cả đều đang được xây dựng và có pháp lý rõ ràng.
Đến năm 2025, nguồn cung tương lai dự kiến đạt trên 5.500 căn. TP.Thủ Đức, Bình Chánh, Bình Tân sẽ cung cấp gần 70%. Ưu tiên phát triển nhà ở gắn với kết nối giao thông công cộng như các tuyến Metro, đặc biệt tại khu vực Thủ Đức, Bình Tân, Quận 7 và Quận 12 theo Chương trình phát triển nhà ở TP. HCM giai đoạn 2021 - 2030.
Minh Vân
Cuối năm 2022, giá căn hộ trung bình của Hà Nội giảm nhẹ xuống còn 1.835 USD/m2, giảm khoảng 1% so với quý trước và 6% so với cùng kỳ năm 2021 do nguồn cung hạng sang giảm trong tổng các dự án sơ cấp, và các chính sách chiết khấu giá bán do các chủ đầu tư đưa ra để duy trì khả năng cạnh tranh.
Trong quý 4/2022, thị trường ghi nhận có 2.110 căn hộ được mở bán, giảm 29% so với quý 3 và 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân của sự thâm hụt này là do Chính phủ kiểm tra chặt chẽ hơn việc phát hành trái phiếu và thắt chặt tín dụng dẫn đến cả người mua và nhà đầu tư đều ngần ngại đưa ra quyết định.
Trong năm 2023, Hà Nội sẽ tăng cường công tác kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng, thanh tra pháp luật về kinh doanh bất động sản…
Chuyên gia kinh tế TS Võ Trí Thành kỳ vọng niềm tin trên thị trường sẽ hồi phục, nhà đầu tư xuống tiền trở lại, tình hình thị trường sẽ thuận hơn từ nửa cuối năm 2023.
Thứ nhất, trong những quy định của pháp luật còn có những bất cập, chồng chéo, gây cản trở cho việc triển khai các dự án bất động sản.
Đó là khẳng định của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tại tọa đàm: "Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và triển vọng năm 2023" được tổ chức sáng nay (13/1).
Sau 7 năm thực hiện, HoREA nhận thấy quy định bảo lãnh bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế.
Kể từ năm 2018, thị trường căn hộ Hà Nội có sự chênh lệch lớn giữa giá bán sơ cấp và thứ cấp. Cụ thể, mỗi năm giá sơ cấp trung bình tăng 11%, trong khi giá thứ cấp tăng 5%. Đến nay, giá sơ cấp đã cao hơn giá thứ cấp 42% (tăng từ mức 14% trong năm 2018).
Theo DKRA, phân khúc căn hộ hạng A duy trì vị thế chủ đạo, căn hộ hạng C và nhà ở xã hội sẽ gia tăng đáng kể trong năm 2023. Mặt bằng giá bán sơ cấp khó có sự tăng giá đột biến trong năm 2023, trong khi giá bán thứ cấp tiếp tục đà giảm.
Chủ tịch VPCORP và HKT Group Nguyễn Nam Hiền cho rằng nhà nước chỉ nên tạo cơ chế hỗ trợ thông qua điều chỉnh chính sách, pháp luật, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản tự điều tiết chứ không nên dùng ngân sách để “giải cứu”.