Thứ 7 ngày 23 tháng 11 năm 2024 / 15:26

Áp lực đáo hạn trái phiếu ngành bất động sản lên đến hơn 35 nghìn tỷ đồng trong quý 4

Theo dữ liệu Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, 44% giá trị trái phiếu doanh nghiệp sắp đáo hạn thuộc bất động sản.

trái phiếu | bất động sản | doanh nghiệp |

Áp lực đáo hạn trái phiếu ngành bất động sản lên đến hơn 35 nghìn tỷ đồng trong quý 4

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|
Áp lực đáo hạn trái phiếu ngành bất động sản lên đến hơn 35 nghìn tỷ đồng trong quý 4. (Ảnh minh họa)
Áp lực đáo hạn trái phiếu ngành bất động sản lên đến hơn 35 nghìn tỷ đồng trong quý 4. (Ảnh minh họa)

Trong tháng 10/2024, có khoảng 22.300 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn. Giá trị trái phiếu sẽ đáo hạn trong 3 tháng cuối năm là 79,858 tỷ đồng; trong đó 35,137 tỷ đồng là trái phiếu bất động sản, tương đương 44%; trái phiếu ngân hàng chiếm 10.6%, trị giá 8,500 tỷ đồng. Áp lực đáo hạn dồn lên 2 tháng cuối năm 2024.

Theo dữ liệu của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), tính từ đầu năm đến ngày 4/10, tổng giá trị giao dịch trái phiếu phát hành riêng lẻ đạt 750.000 tỷ đồng.

Trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu vẫn được phát hành qua phương thức riêng lẻ trong năm 2024, chiếm khoảng 90%. Trong 9 tháng đầu năm 2024, giá trị trái phiếu phát hành mới (277.450 tỷ đồng) cao hơn 14,3% so với giá trị trái phiếu đến hạn trong năm 2024 (242.578 tỷ đồng).

Phần lớn trái phiếu chậm trả lũy kế từ 2021 đến nay là trái phiếu bất động sản, chiếm 74% tổng giá trị chậm trả.

Quý 4/2024 có giá trị đáo hạn trái phiếu lớn nhất trong năm. Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn chiếm khoảng 42% tổng giá trị đáo hạn năm 2024. Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2025 cũng không nhỏ, khi tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn là gần 180.000 tỷ đồng, chỉ thấp hơn 5% tổng giá trị đáo hạn năm 2024, và cũng tập trung vào quý 3 và quý 4.

Do đó, chuyên gia cho biết áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tăng trong quý 4/2024, sau đó hạ nhiệt vào quý 1 và quý 2/2025 rồi tăng trở lại vào quý 3 và quý 4/2025. 

Trong quý 3, hoạt động đàm phán thay đổi kỳ hạn trái phiếu diễn ra tích cực. Tính đến ngày 27/9/2024 đã có khoảng hơn 100 tổ chức phát hành đạt được thỏa thuận gia hạn thời hạn thanh toán trái phiếu với trái chủ. Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được gia hạn là khoảng hơn 155.000 tỷ đồng.

Áp lực đáo hạn trái phiếu ở mức cao buộc nhiều doanh nghiệp phải tiếp tục tái phát hành để huy động vốn trong quý 4 năm nay. Hoạt động phát hành và mua lại trái phiếu sẽ tiếp tục diễn ra sôi động. Mặt bằng lãi suất dự kiến vẫn ở mức cao, đặc biệt đối với các doanh nghiệp bất động sản. Lãi suất của nhóm ngân hàng có thể tăng nhẹ khi đã chạm đáy và lãi suất huy động đã tăng trở lại.

Chuyên gia nhận định rằng, sau nhiều giải pháp tháo gỡ bất động sản về mặt pháp lý, tín dụng hay lãi hạ,... sau khi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024 đã có độ ngấm, các doanh nghiệp bất động sản có nhiều lựa chọn cho trái chủ để xử lý đến hạn trái phiếu, ngoài đáo hạn còn có thể hoán đổi tài sản. Hoán đổi tài sản được coi là giải pháp vừa thúc đẩy doanh thu và giảm nợ cho doanh nghiệp bất động sản, mà trái chủ được ưu tiên mua bất động sản ưu đãi cũng là lựa chọn rất tốt khi thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi. 

Tuy nhiên, nhìn nhận thị trường trái phiếu trong 3 năm trở lại đây, việc huy động qua thị trường trái phiếu đang gặp khó khăn khi nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ hoặc sử dụng nguồn tiền từ phát hành sai mục đích.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán KIS (Việt Nam) tình hình ngành bất động sản có phần tiêu cực hơn khi hầu hết các doanh nghiệp đều khó triển khai dự án trong năm 2024. Điều này làm cho triển vọng kinh doanh của nhóm Bất động sản xấu đi rất nhiều. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn để đáo hạn.

Các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm bất động sản, sẽ phải tìm kiếm nguồn vốn để thanh toán các khoản nợ trái phiếu đến hạn. Việc này có thể dẫn đến tình trạng một phần dòng vốn đầu tư bị rút ra khỏi thị trường chứng khoán, chuyển hướng sang thị trường trái phiếu để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ. Áp lực này đặc biệt lớn trong tháng 12/2024 khi giá trị trái phiếu đáo hạn dự kiến lên đến 93 nghìn tỷ đồng. Điều này có thể tạo ra áp lực đáng kể cho thị trường chứng khoán trong giai đoạn cuối năm./.

Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn copy https://kinhdoanhvaphattrien.vn/ap-luc-dao-han-trai-phieu-nganh-bat-dong-san-len-den-hon-34-nghin-ty-dong-trong-quy-4-39748.html

Tin liên quan