Thông tin được ông Hà Quang Hiện, Chánh Văn phòng Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) cho biết khi trao đổi với phóng viên Báo Tiền phong.
Theo ông Hiện, tòa tháp Trung tâm Điều hành và Giao dịch của Tổng Công ty Xi măng VN (Vicem) 31 tầng tại Cầu Giấy - Hà Nội sau nhiều năm dừng thi công đã được Chính phủ chấp thuận cho triển khai trở lại.
Hiện nay, Tổng công ty đang thúc đẩy các thủ tục cấp phép, điều chỉnh lại dự án để tiếp tục thi công. Dự kiến cuối năm 2025 hoặc đầu 2026 sẽ đưa công trình vào khai thác sử dụng.
“Dự án được điều chỉnh theo hướng giảm quy mô đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Vicem đang khẩn trương triển khai thủ tục để sớm hoàn thiện dự án đưa vào khai thác sử dụng, giảm tải cho các trụ sở khác của Tổng Công ty”, ông Hà Quang Hiện khẳng định.
Liên quan đến dự án này, trước đó, hồi tháng 8 năm ngoái, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản cho biết đã nhận được ý kiến của các bộ ngành và UBND TP. Hà Nội về dự án Tòa tháp trung tâm điều hành và giao dịch Vicem tại Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội.
Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chỉ đạo Tổng công ty Xi măng Việt tiếp tục đầu tư, hoàn thiện dự án này.
Trước đó, 3 tháng, hồi tháng 5/2023, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề xuất Thủ tướng về việc cho Tổng công ty Xi măng Việt Nam tiếp tục hoàn thiện dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem (tháp Vicem) tại lô 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy, TP. Hà Nội để đưa vào kinh doanh, khai thác. Đề xuất này dựa trên chính nhu cầu của Vicem sau nhiều năm doanh nghiệp dừng xây dựng dự án.
Theo tìm hiểu, tháp Vicem được đầu tư từ năm 2010 trên khu đất rộng gần 8.500 m2, diện tích xây dựng là 2.800 m2; quy mô 31 tầng nổi, 4 tầng hầm. Tổng mức đầu tư ban đầu là 1.951 tỷ đồng, sau đó năm 2011 được điều chỉnh lên 2.743 tỷ đồng. Việc đầu tư nhằm xây dựng trụ sở làm việc của Vicem, các đơn vị thành viên, hội trường và dịch vụ thương mại.
Năm 2011, toà tháp được khởi công, tuy nhiên sau khi hoàn thành thi công xây lắp toàn bộ kết cấu phần ngầm, phần thân công trình thì bị đắp chiếu từ 8/2015 đến nay.
Sau khi dự án này bị chậm tiến độ và đội vốn, VICEM đã đề nghị Bộ Xây dựng trình Thủ tướng cho phép lập phương án, tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng, mong muốn hoàn vốn đầu tư.
Tháng 8/2016, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng và được chấp thuận chủ trương cho phép VICEM chuyển nhượng dự án tháp Vicem vào tháng 3/2017.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện các bước chuyển nhượng dự án tháp Vicem gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan pháp luật về đầu tư, đất đai, việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất và các pháp luật liên quan, thị trường bất động sản trầm lắng… Do đó, công ty đề nghị được tiếp tục đầu tư hoàn thiện dự án này./.
Trong các dự án bất động sản hiện đang gặp vướng mắc của Novaland, đáng chú ý nhất là dự án Aqua City ở Đồng Nai. Tập đoàn này đã đầu tư khoảng 5 tỷ USD và đang được địa phương, Trung ương vào cuộc tháo gỡ vướng mắc để dự án có thể tiếp tục triển khai.
Ngoài ra, 8 địa phương có tỉ lệ công trình vi phạm thấp, gồm: Long Biên, Hà Đông, Ba Đình, Hoài Đức, Phúc Thọ, Hoàng Mai, Thanh Trì và Đông Anh.
Theo phê duyệt, diện tích khu đất xây dựng dự án rộng khoảng 96,4 ha, hiện trạng chủ yếu là đất nông nghiệp, đất giao thông, thủy lợi nội đồng, đất mặt nước và một phần đất ở chưa giải phóng mặt bằng.
Ngày 9/7, ông Bùi Văn Cường, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát số 3 cùng các thành viên đã về Đồng Nai làm việc với các bên liên quan về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.
UBND TP. Hà Nội trong ngày 5/7 đã ban hành liên tiếp 2 quyết định phê duyệt yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới C3-1, xã Đại Áng và Khu đô thị mới Liên Ninh, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì (Hà Nội).
Hàng loạt khu đô thị, khu nhà ở xã hội, khu dân cư… có tổng mức đầu tư lên tới cả chục nghìn tỷ đồng tiếp tục được các tỉnh thông báo tìm nhà đầu tư hoặc công bố nhà đầu tư đăng ký.
Đại diện UBND TP cho biết, Phú Mỹ Hưng đã thực hiện đủ, chỉ còn 2 làn nối vào các khu B, C, D, E do các khu này chưa triển khai. Sắp tới công ty sẽ triển khai 2 làn này, đồng thời có kế hoạch duy tu, chỉnh trang tuyến đường này.
Dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng, tuy nhiên, công tác thi công đang gặp khó khăn về nguồn vốn thanh toán, phải tạm dừng…
Capital Elite được xây dựng trên diện tích gần 4.800 m2 do Công ty TNHH Thủ Đô II làm chủ đầu tư và được phát triển bởi Công ty cổ phần Bất động sản Indochine. Tính đến 3/7/2024, Capital Elite đã hoàn thiện xong phần khung và hiện vẫn đang được gấp rút hoàn thiện các hạng mục còn lại.
Cục Cảnh sát PCCC và CNCH mới đây đã công khai danh sách 15 công trình tại các địa phương là Hà Nội, TP.HCM, Bình Định, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Thái Nguyên… chưa được chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC đã đưa vào sử dụng.